Bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào mang đến hiệu quả tốt nhất?

Lúa là một loại cây trồng phổ biến mang lại năng suất cao, cung cấp gạo chủ yếu cho người dân. Hiện nay bà con nông dân chú trọng trồng lúa nhằm mang lại năng suất cao nhất có thể. Trong các thông tin thì việc bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất được quan tâm. Bài viết của Việt Nông sẽ giải đáp điều này.

Bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất?

Đạm là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa và phải được bón vào đúng thời điểm. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng và đặc điểm của cây để bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất cho phù hợp: 

Bón lót cho lúa trước gieo sạ

Thời điểm này thì bà con nên làm đất, bón phân trước gieo sạ chừng 1 tuần cho phân ngấm vào đất giàu dinh dưỡng hơn. Bà con dùng phân chuồng, phân lân, kết hợp đạm, kali để lót. Với lúa cấy mạ thì cần bón lót chừng ⅓ – ⅔ lượng đạm cho ruộng lúa.

Muốn đất phục hồi tốt, giàu dinh dưỡng thì bà con cần chọn phân bón nguồn gốc tự nhiên an toàn. Như vậy lâu dài rất tốt cho cây và cho năng suất cao, khiến đất bình ổn không vấn đề.

Bón thúc cho cây lúa đẻ nhánh

Lượng phân đạm dùng để bón thúc cho cây lúa để nhánh rất cần thiết. Đợt này thường sẽ bổ sung khoảng 70% tổng lượng đạm cho cây lúa. Bà con kết hợp phân đạm với phân lân để giải trừ bớt lượng chất độc hại cho đất, giảm phèn và chua.

Bón thúc lần 1

Thời điểm cây lúa sau sạ 7-10 ngày thì cần cấp đạm để phát triển cây lúa nhanh. Còn phải cung cấp thêm các dưỡng chất khác cho lúa như lân, kali để lúa tăng sức đề kháng để chống chịu lại sâu bệnh hại. Áp dụng bón phân 4 loại: 12kg Phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 + 7kg Phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, Phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4,5-18 từng loại 2 chai 250ml.

Bón thúc lần 2

Thời điểm khi lúa bắt đầu đẻ nhánh ngày thứ 15 cần thêm phân đạm. Bón phân thêm lân, kali và vi sinh khác. Công thức kết hợp: 12kg Phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 + 8kg Phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, Phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4,5-18 từng loại 2 chai 250ml.

Đạm là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa và phải được bón vào đúng thời điểm.

Bón thúc đón đòng 

Đây là thời điểm sau sạ 35 ngày với giống lúa ngắn ngày và sau sạ 50 ngày với giống dài ngày. Lúc này là cần bón thúc đón đòng, giúp đẩy cao năng suất cho mùa vụ. Sử dụng bón phân đạm với kali giúp cây cứng hơn, chống chịu khắc nghiệt thời tiết tốt. Kết hợp 11kg NPK 17-7-17 NO2 + 7kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 từng loại 2 chai 250ml.

Bón nuôi hạt

Bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất thì không thể bỏ qua lúc bón nuôi hạt lúa. Thời điểm này cần dùng phân để bón lá từ 1-2 lần. Bón phân giúp nuôi hạt cho cây khỏe mạnh, hạt trĩu và đẹp hơn, tích tụ nhiều tinh bột, bóng bẩy. 

Bón sau đòng trổ: lúc lúa sau sạ 50 ngày với lúa ngắn ngày; 70 ngày với lúa dài ngày. Bón cho lúa phân đạm, lân, kali cho lúa cứng cáp, chuyển năng lượng vào hạt tốt hơn. Công thức 10kg NPK 10-10-27 NO3 + 9kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 từng loại 2 chai 250ml.

Bón lúa đỏ đuôi: bón phân vào 75-92 ngày tùy giống lúa ngắn hay dài ngày. Công thức bón phân là 8kg NP 10-40 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 từng loại 2 chai 250ml.

Ngoài việc chú ý bón phân cung cấp dinh dưỡng thì bạn cần điều tiết nước cho cây. Bà con quan sát ruộng lúa cần giữ mực nước ruộng chừng 2 – 3 cm, không cho nước ra vô ruộng trong ít nhất 3 ngày. 

Chú ý không bón phân khi lá lúa đang ướt, hạt phân dính trên lá có thể nguy cơ làm cháy lá. Còn làm sạch cỏ trước khi bón phân cho ruộng vì cỏ hút dinh dưỡng và tạo điều kiện cho sâu bệnh hại tấn công cây trồng. 

Một số dòng đạm phổ biến để bón cho lúa

Phân đạm là dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa phát triển tốt. Đạm có nhiều loại khác nhau trên thị trường. Cụ thể như phân đạm Amoni, phân đạm nitrat và urê. Đạm urê thì có tỷ lệ đạm cao, thích hợp để sử dụng bón trên loại đất lúa thoái hóa, bạc màu. Phân đạm nitrat thường được sử dụng để bón thúc ở thời kỳ đòng của lúa, thích hợp bón trên đất bị phèn chua, mặn khắc phục.

phan-dam-la-gi
Đạm có nhiều loại khác nhau trên thị trường. Cụ thể như phân đạm Amoni, phân đạm nitrat và urê.

FAQ về việc bón đạm cho lúa

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc về việc bón đạm cho lúa: 

1. Cách xác định nhu cầu bón phân cho  lúa

Cây nhìn vào nhiều yếu tố có thể xác định nhu cầu cần bón phân. Cụ thể xem hình thái lúa, tình trạng đất quan sát là nhận biết được. Bà con dựa vào bảng so màu lúa để biết lúc nào cần bón lượng phân nào là phù hợp. Còn đất thì dùng thiết bị đo nồng độ đất với dụng cụ đo pH.

2. Cách xác định nhu cầu khi so màu lá lúa

Tìm thời điểm bón thúc: lúa sau sạ tầm 15 ngày

  • Màu lá lúa ở khung 4 trở lên thì không cần bổ sung đạm.
  • Màu lá lúa ở khung 3 trở xuống thì phải cung cấp đạm.

Xác định bón thúc đón đòng: lúa sau sạ 40 ngày

  • Màu lá lúa ở khung 4 trở lên thì không cần thêm đạm.
  • Màu lá lúa ở khung 3 trở xuống thì cung cấp đạm.

Xác định bón nuôi hạt: Khi lúa đã trổ đòng

  • Màu lá lúa ở khung 4 trở lên thì không cần thêm đạm.
  • Màu lá lúa ở khung 3 trở xuống thì cung cấp đạm.

3. Mua phân đạm ở đâu?

Bạn có thể tham khảo website vietnong.vn để biết các loại phân đạm đang cung cấp bởi Công ty Nông Nghiệp Việt Nông. Sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, cam kết hiệu quả khi sử dụng. Bài viết cung cấp tới mọi người biết được giải đáp bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất. Bạn nên nghiên cứu kỹ để chọn loại phân đạm cho phù hợp, liều lượng và thời điểm ngoài nghe tư vấn thì nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *