5 lý do và cách xử lý cây lưỡi hổ bị vàng lá, mềm lá, rũ lá

Lưỡi hổ là một loài cây cảnh phong thủy được khá nhiều người ưa chuộng. Ở loại cây này thường xuất hiện bệnh vàng lá, mềm lá, rũ lá khá phổ biến. Vậy nguyên nhân và cách xử lý khi cây lưỡi hổ bị vàng lá là gì? Bài viết sau đây của Việt Nông sẽ giúp bạn trị tình trạng vàng lá cho cây lưỡi hổ hiệu quả.

Tìm hiểu về cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một loại cây có phần lá vô cùng mọng nước và chịu khô hạn khá tốt. Loại cây này thường được nhiều người trồng trong nhà và đặt ngay phòng khách để trang trí, mang đến vận may theo phong thủy.

Việc trồng cây lưỡi hổ cũng mang đến khá nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Lưỡi hổ có khả năng hút những loại khói độc chẳng hạn như khói thuốc lá, khí oxit nitơ có trong không khí.

Đây là loại cây được đánh giá là dễ trồng bởi khả năng sống cao, cần ít nước và phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên ở lưỡi hổ vẫn xuất hiện nhiều bệnh khác nhau nếu không được trồng và chăm sóc đúng cách, trong đó có bệnh vàng lá, mềm lá, rũ lá.

Lưỡi hổ thường mắc bệnh vàng lá, mềm lá, rũ lá nếu không được trồng và chăm sóc đúng cách.

5 lý do và cách xử lý khi cây lưỡi hổ bị vàng lá

Đối với loại cây lá mọng nước như lưỡi hổ thì việc dư thừa nước rất dễ gây ra tình trạng vàng, mềm hoặc rũ lá. Bên cạnh đó vẫn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng cây lưỡi hổ bị vàng lá, úng lá mà không phải ai cũng biết.

Dưới đây là 5 lý do phổ biến khiến cho cây lưỡi hổ bị vàng lá và cách xử lý, cứu cây mà những ai trồng cây lưỡi hổ có thể tham khảo:

Lá, thân lưỡi hổ bị đọng nước khi tưới

Rất nhiều người có thói quen tưới cây lưỡi hổ bằng cách phun hoặc đổ nước từ trên xuống toàn bộ cây. Chính điều này đã làm cho nước bị đọng lại ở phần kẽ lá hoặc thân gây ra hiện tượng úng ở cây lưỡi hổ.

Từ việc lá hoặc thân bị úng, về lâu dài phần bị úng nước này sẽ lan ra trên toàn bộ cây lưỡi hổ và khiến cây bị yếu, chết dần. Tương tự, không chỉ riêng phần lá hay thân mà ngay cả phần rễ cây lưỡi hổ cũng sẽ bị úng, nhanh hỏng cây khi được tưới quá nhiều nước.

Đối với trường hợp này, để khắc phục tình trạng cây lưỡi hổ bị vàng lá, úng lá thì bạn cần tưới nước ít lại với liều lượng vừa đủ. Bên cạnh đó, khi tưới cây lưỡi hổ thì chỉ nên tưới nhẹ nhàng xung quanh đất ngay gốc, tránh tưới trên lá hay thân cây.

Nếu thấy trên phần lá hoặc thân lưỡi hổ có hiện tượng đọng nước thì bạn có thể lau khô hoặc đem ra ngoài trời để cây tự ráo nước. Trường hợp quan sát thấy lá lưỡi hổ có vết vàng, úng nhỏ thì bạn hãy tiến hành cắt gốc chiếc lá này để tránh lây úng sang những vùng khác nhé!

Cây lưỡi hổ bị vàng lá do thiếu ánh sáng

Thiếu ánh sáng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cây lưỡi hổ bị vàng lá, lá mềm ra. Đây là hiện tượng khá bình thường bởi việc lưỡi hổ bị thiếu sáng sẽ làm chất diệp lục trong lá giảm đáng kể. Từ đó, phần lá của cây lưỡi hổ sẽ không còn màu xanh như ban đầu.

Cách khắc phục tình trạng cây lưỡi hổ bị vàng lá trong trường hợp này rất đơn giản. Bạn chỉ cần mang cây ra ngoài và phơi với nắng nhẹ trong khoảng từ 2 đến 3 giờ. Lưu ý chỉ nên phơi nắng cây lưỡi hổ trong khoảng thời gian hợp lý rồi mang cây trở lại vào nhà để mang lại kết quả tốt nhất nhé!

Cây lưỡi hổ bị vàng lá, khô lá do thừa ánh sáng

Bên cạnh việc thiếu sáng thì thừa ánh sáng cũng là mối nguy gây ra hiện tượng vàng lá, lá bị khô héo trên cây lưỡi hổ. Lúc này, lá cây lưỡi hổ sẽ bắt đầu bị khô nhăn lại, phần viền lá bị cháy. Khi cây bị thừa nắng trong thời gian dài thì những đốm vàng sẽ dần khô lại hơn và chuyển dần sang nâu.

Cách giải quyết tình trạng vàng, khô lá do thừa nắng ở cây lưỡi hổ chính là bạn hãy đổi vị trí đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải và dịu nhẹ hơn để cây lấy lại được màu lá xanh đẹp mắt vốn có.

Thực tế, loài lưỡi hổ cần ít nước chứ không phải là không cần nước, chỉ cần tưới nước khoảng 1-2 lần trong tuần với lượng vừa phải.

Lưỡi hổ bị rũ lá do bị tưới thiếu nước

Một khi lá cây lưỡi hổ bị rũ thì cây sẽ trở nên mất sức sống, không còn vẻ đẹp mạnh mẽ như ban đầu. Nếu bạn thấy cây lưỡi hổ của mình bị rũ lá thì có nghĩa rằng cây đang bị thiếu nước nghiêm trọng.

Thực tế, loài lưỡi hổ cần ít nước chứ không phải là không cần nước. Do đó, bạn hãy chú ý tưới nước một cách đầy đủ để cây lưỡi hổ không bị rũ lá. Thông thường, cây lưỡi hổ sẽ cần được tưới nước khoảng 1 đến 2 lần trong tuần với lượng vừa phải là đã có thể khỏe mạnh và xanh tốt.

Xem thêm: Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước, có cần tưới nhiều nước?

Cây lưỡi hổ bị thối rễ dẫn đến lá vàng, rũ và rụng

Thối rễ là bệnh vô cùng nguy hiểm không chỉ đối với cây lưỡi hổ mà còn với hầu hết các loại cây trồng khác nhau. Một khi lưỡi hổ bị thối rễ thì cây sẽ bị vàng lá nặng nề, bốc mùi thối khó chịu, đất xung quanh cây luôn trong tình trạng ẩm ướt.

Để xử lý cây lưỡi hổ bị vàng lá do thối rễ, bạn cần nhổ cây ra khỏi cậu rồi nhanh chóng loại bỏ những phần rễ bị thối và những chiếc lá vàng, úng. Ngoài ra, để trị thối rễ cây lưỡi hổ nhanh hơn, bạn có thể dùng các loại thuốc diệt nấm bệnh để ngâm phần rễ. Sau đó hãy trồng cây lưỡi hổ lại vào chậu đất mới và theo dõi xem tình trạng cây cho đến khi cây xanh tốt trở lại.

Qua bài viết tìm hiểu 5 nguyên nhân phổ biến khiến cây lưỡi hổ bị vàng lá và cách khắc phục như trên, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức trị bệnh hiệu quả cho loại cây phong thủy này. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kinh nghiệm chăm sóc cây,… bạn có thể liên hệ ngay đến Việt Nông để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhất!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *