4 nguyên nhân và cách cứu cây nguyệt quế bị suy, vàng lá

Hiện nay cây nguyệt quế được rất nhiều người ưa chuộng không những bởi vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà mùi hương của loài cây này mang lại vô cùng sang trọng và dễ chịu. Đặc biệt, bạn có thể tự trồng nguyệt quế ngay tại nhà để có thể ngắm chúng mỗi ngày. Loài cây này không hề khó trồng nhưng chúng cũng thường xuyên mắc bệnh, nhất là bệnh vàng lá. Vì vậy, hãy cùng Việt Nông tìm hiểu 4 nguyên nhân chính và cách cứu cây nguyệt quế bị suy, vàng lá qua bài viết dưới đây để có thể trồng và chăm sóc tốt cho cây khỏe mạnh nhé! 

Cây nguyệt quế là cây gì?

Cây nguyệt quế còn có tên khoa học là Murraya paniculata L. Đây là một loại cây thuộc họ thân gỗ và được trồng tự nhiên, cây thường có kích thước chiều cao từ 2 – 8m. Khi được trồng làm cảnh thì cây bị hạn chế rất nhiều về chiều cao rất nhiều và có cây chỉ cao khoảng 50cm.

Thân nguyệt quế khi còn non sẽ có màu xanh, vỏ cây sẽ nhẵn bóng. Cây già thì vỏ sẽ chuyển sang màu nâu hoặc xám nên rất nhiều người nhầm lẫn với thân cây bưởi.  Lá cây rất dài, nhọn, bóng, hình bầu dục và mọc xen kẽ nhau.

Nguyệt quế khá dễ trồng nhưng chúng thường mắc bệnh suy, vàng lá.

Hoa của cây nguyệt quế có màu trắng, mùi thơm dịu nhẹ vô cùng dễ chịu. Một cụm hoa gồm có khoảng 8 bông mọc ở đầu cành hoặc ở nách lá. Hoa nguyệt quế gồm: 5 cánh màu trắng, 5 đài xanh cùng 10 nhị và một bầu nhụy ở trên đỉnh đầu. Đặc biệt quả nguyệt quế có hình bầu dục và nhọn 1 đầu. Quả cây nguyệt quế khi chưa chín thì sẽ có màu xanh và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ đậm, thịt của quả cây rất nạc và chứa từ 1 -2 hạt trong quả cây nguyệt quế.

Công dụng của cây nguyệt quế 

Cây nguyệt quế có  rất nhiều công dụng khác nhau như: Khả năng của cây nguyệt quế có công dụng chữa trị tiểu đường. Ngoài ra, trong cây còn có chất caffeic acid trong lá cây, vì thế lá cây có thể giúp tăng cường thành mạch giúp bảo vệ tim khỏe mạnh. 

Bên cạnh đó còn giúp cho hệ tiêu hoá thông qua nấu ăn hay trực tiếp tinh dầu lên bụng nhằm cải thiện hệ tiêu hoá cũng như tốt cho hệ hô hấp và cây còn hỗ trợ chống viêm, điều trị đường tiết niệu bị nhiễm trùng, tạo cho bạn có thêm tình thần thoải mái, thối bay được gàu,… còn nhiều công dụng khác.

4 nguyên nhân khiến cây nguyệt quế bị suy vàng lá

Nguyệt quế khá dễ trồng nhưng chúng thường mắc bệnh suy, vàng lá. Cần hiểu rõ 4 nguyên nhân sau đây để có biện pháp xử lý bệnh hiệu quả:

  • Thứ nhất, là thông thường bệnh vàng lá trên cây nguyệt quế thường là do loài rầy chổng cánh. Đây là loài rầy thường xuyên gây hại trên rất nhiều cây như: Cam, quýt, chanh,… Việc xuất hiện suy vàng lá là do chọn giống không khoẻ và khí hậu môi trường xung quanh bị ảnh hưởng. 
  • Thứ hai, là môi trường trung gian được truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá. Chúng thường chích hút nhựa của những cây nhiễm rầy rồi mang theo tuyến nước bọt để tấn công những cây chữa nhiễm bệnh. 
  • Thứ ba, bạn cần chăm sóc và cắt tỉa những cành cây yếu để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng phát triển hơn. 
  • Cuối cùng, là thời tiết khí hậu không phù hợp đối với loại cây nguyệt quế nên dễ gây ra tình trang suy, vàng lá. Nên bạn cần điều chỉnh thời tiết và nhiệt độ sao cho cây có thể thích ứng một cách tốt nhất.
Thông thường bệnh vàng lá trên cây nguyệt quế thường là do loài rầy chổng cánh

Cách cứu cây nguyên quế khi bị suy vàng lá

Việc xử lý cứu chữa cây nguyên quế khi bị vàng lá là việc đầu tiên bạn phải loại bỏ những cây này bị bệnh, nhổ gốc và tiêu huỷ nó để không cho lây bệnh sang cây khoẻ khác. 

Sau đó bạn cần bảo vệ cây những con trùng tốt như kiến vàng, bọ rùa,… Vì đây là các ký sinh có thể chống lại rầy chổng cánh. 

Cuối cùng bạn cần nên sử dụng các loại thuốc hoá học, phun thuốc đúng cách để vừa có thể bảo vệ cây nhưng vẫn có thể bảo vệ những loại con trùng có lợi khác. 

Ngoài ra, bạn cần bón phân để cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây có thể phát triển toàn diện. 

Cách phòng trừ bệnh trên cây nguyệt quế 

Để phòng tránh triệt bệnh quế bị suy, vàng lá, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Khi lựa chọn cần chọn mua cây ở những vườn ươm uy tín, đảm bảo cây có nguồn gốc xuất xứ. Chọn cây giống phải sạch bệnh có sức đề kháng tốt.
  • Bạn nên sử dụng thuốc phòng trừ diệt sâu bệnh khi thấy cây có những dấu hiệu không khỏe.
  • Đặc biệt bạn không nên trồng Nguyệt Quế trong hoặc gần các vườn trồng Cam Quýt, chúng sẽ bị lây lan rầy từ những cây này sang  gây hại cho Cây Nguyệt Quế. Không trồng cây sạch bệnh trong ổ dịch không được cách ly.
  • Thường xuyên kiểm tra cây nguyệt quế thường xuyên, nhất là vào các đợt cây ra đọt, lá non, ra bông để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh kịp thời.
  • Lưu ý, có thể sử dụng bẫy màu vàng để thu hút rầy trưởng thành vào bẫy tránh rầy gây hại cho cây,  mùa nắng màu vàng có hiệu lực cao, màu vàng nâu có hiệu lực khi trời nhiều mây và mưa.

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây nguyệt quế cũng như hiểu thêm về nguyên nhân và cách cứu cây nguyệt quế bị bệnh suy, vàng lá. Chúc bạn trồng được những cây nguyệt quế thật tươi tốt. Nếu còn thắc mắc về cách trồng, chăm sóc cây nguyệt quế hay bất cứ cây trồng nào khác, liên hệ ngay Việt Nông để được tư vấn nhanh chóng nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *