Bệnh khảm (xoăn lá ngọn) cây ớt là gì? 2 cách chữa hiệu quả

Ớt là thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực của nhiều quốc gia, là thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm của mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây ớt gặp khá nhiều khó khăn. Vì rất dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh như thán thư, héo rũ vi khuẩn, thối chồi non, bệnh khảm vi rút. Bệnh khảm trên cây ớt ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm cũng như giá trị kinh tế của người trồng. Trong bài viết này hãy cùng Việt Nông tìm hiểu bệnh khảm (xoăn lá ngọn) cây ớt là gì cũng như 2 cách chữa bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh khảm (xoăn lá ngọn) cây ớt là gì? 

Bệnh khảm hay còn gọi là bệnh xoăn lá ngọn. Đây là một loại bệnh cây rất dễ nhận biết. Khi cây bị nhiễm bệnh, các lá sẽ bị cuộn lại với nhau. Nếu tình trạng này kéo dài, cây sẽ mất khả năng phát triển bình thường. Sau một thời gian, cây sẽ yếu dần đi và chết. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xoăn lá trên cây trồng.

  • Bệnh xuất hiện khi cây còn nhỏ, ở giai đoạn sinh trưởng.
  • Kích thước của lá giảm đi rất rõ rệt, co lại.
  • Mép lá cong, hướng vào trong mọc thành chùm.
  • Lá bị nhiễm bệnh sẽ dày và giòn hơn các lá khác, chuyển dần từ xanh nhạt sang xanh đậm, sau chuyển sang vàng rồi rụng.

Nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá ngọn ở cây ớt

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá ở cây trồng. Trong đó, phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây.

Cây bị thừa nước

Tưới quá nhiều nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng xoăn lá. Khi cây bị tưới quá nhiều nước sẽ khiến đất không thông khí. Yếu tố này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm gây hại phát triển. Sau một thời gian, rễ bắt đầu đen lại, thối rữa, mất khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây, lá chuyển sang màu vàng và héo.

Cây thiếu nước

Khi cây bị thiếu nước, rễ sẽ bị teo lại, lá quăn lại và rụng. Vì vậy, để phòng bệnh xoăn lá, bà con nên bổ sung đủ nước cho cây, nhất là trong những ngày nắng nóng, oi bức.

Thiếu hấp thụ ánh sáng mặt trời

Một số cây bị xoăn lá, mọc ngọn chậm do không hấp thụ đủ ánh sáng. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi được sống trong môi trường có đầy đủ ánh sáng mặt trời, có đủ điều kiện để thực hiện được quá trình quang hợp.

Do vi rút gây ra (virus PLCV)

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xoăn lá ở thực vật là do vi rút. Khi phát hiện cây bị bệnh xoăn lá nặng (lá nhăn nheo, biến dạng, giảm kích thước rõ rệt, xuất hiện triệu chứng nổi gân trong) thì rất có thể cây đã bị nhiễm virus PLCV (virus xoăn lá đu đủ). Virus này xuất hiện và lây truyền từ cây này sang cây khác, qua bệnh phấn trắng và côn trùng chích hút như bọ trĩ, ruồi trắng, rệp, v.v.

Xem thêm: 5 nguyên nhân, cách chữa trị cây ớt bị vàng, cháy và rụng lá

2 cách chữa hiệu quả bệnh xoăn lá ngọn cây ớt

Bệnh xoăn lá trên cây rất dễ điều trị nếu nguyên nhân xuất phát từ vấn đề dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cây bị bệnh xoăn lá do virus PLCV thì việc phòng trị sẽ khó khăn hơn. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ bệnh xoăn lá trên cây trồng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Cách phòng tránh bệnh xoăn lá ngọn ở cây ớt.

  • Sử dụng giống cây trồng sạch bệnh, kháng bệnh.
  • Giữ vệ sinh vườn cây, nhất là vào mùa đông, bà con nên dọn dẹp xung quanh gốc cây để tránh cây bị nhiễm bệnh.
  • Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh trong vườn để không làm lây lan sang các cây khác.
  • Sử dụng bẫy dính trong vườn để bắt sâu chích hút và bệnh phấn trắng.
  • Thường xuyên phun thuốc diệt rầy, bọ trĩ, trừ bệnh phấn trắng,…
  • Nên che cây con trong nhà lưới hoặc trồng cây con trong nhà lưới để hạn chế côn trùng phá hại.
  • Tránh bón quá nhiều phân đạm vào cây. Bón phân đạm quá nhiều sẽ làm cho lá phát triển tốt, thân cây mềm nhũn. Đây là điều kiện thuận lợi để côn trùng có thể phát triển và tấn công nhanh hơn. Vì vậy, bà con nên ưu tiên bón thúc cho cây bằng các loại phân hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học.

Cách chữa bệnh xoăn lá hiệu quả nhất

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh xoăn lá, bà con nên nhanh chóng cắt tỉa, cắt bỏ những phần bị nhiễm bệnh, sau đó sử dụng thuốc đặc trị bệnh xoăn, khảm lá tốt nhấtMIG-29.

MIG-29 giúp phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh vô cùng hiệu quả.

Liều dùng: Hòa tan 250ml MIG-29 với 200l nước.

Cách sử dụng: Phun hỗn hợp đã pha loãng ướt đẫm thân, cành, lá bị bệnh khoảng 2 lần. Mỗi lần phun nên cách nhau 5-7 ngày.

Ngoài ra, bà con cũng có thể trị bệnh xoăn lá trên cây bằng một số sản phẩm khác như:

  • Dầu khoáng SK Enspray 99EC
  • Admire 50EC, Actara 25WG
  • Thuốc sinh học Comda Gold 5WG
  • Confidor 100SL
  • Danitol 10 EC
  • Mospilan
  • Vertimec 1.8 ND
  • Oncol 20 EC, Oshine

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Việt Nông sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh khảm – xoăn lá trên cây ớt để từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ hiệu quả. Bệnh xoăn lá rất khó trị khi mới phát sinh. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là chú ý theo dõi và tìm cách phòng trừ bệnh ngay từ giai đoạn cây con.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *