Hoạt chất Tricyclazole là gì? Tìm hiểu đặc điểm và công dụng

Tricyclazole là loại hoạt chất quen thuộc trong việc điều trị bệnh nấm, nhất là đối với cây lúa. Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được hoạt chất Tricyclazole là gì, đặc điểm, công dụng hoạt chất Tricyclazole ra sao. Bài viết ngay sau đây của Việt Nông sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất về hoạt chất Tricyclazole.

Hoạt chất Tricyclazole là gì?

Tricyclazole là loại hoạt chất nằm trong nhóm Triazole Benzothiazoles. Đây là loại hoạt chất được dùng trong rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhằm trừ các bệnh nấm với khả năng lưu dẫn cao.

Một số đặc điểm của hoạt chất Tricyclazole bao gồm:

  • Khó bay hơi và có độ ổn định cao trong cả môi trường đất lẫn nước.
  • Không dễ bị phân hủy trong môi trường nước và dưới ánh sáng mặt trời.
  • Tricyclazole có khả năng hấp thụ mạnh mẽ qua rễ và lá cây.
  • Nhiệt độ nóng chảy của Tricyclazole khá cao, khoảng 185,9 độ C.
  • Hoạt chất Tricyclazole ít gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, vật nuôi và cả cây trồng.
  • Tốc độ hấp thụ Tricyclazole của cây sẽ được tăng lên nhờ mưa. Do đó thời điểm ưu tiên sử dụng hoạt chất Tricyclazole cho cây trồng chính là vào mùa mưa.
Hoạt chất Tricyclazole hoạt động với cơ chế gây ức chế quá trình hình thành nên Melanin.

Cơ chế hoạt động của hoạt chất Tricyclazole

Hoạt chất Tricyclazole hoạt động với cơ chế gây ức chế quá trình hình thành nên Melanin. Thông thường, Melanin sẽ được hình thành ở tế bào mầm trong sợi nấm. Thành phần này rất cần thiết và quan trọng giúp cho lớp đệm cứng lại. Từ đó, nhờ Tricyclazole ức chế không hình thành Melanin mà tế bào nấm hại sẽ không đủ độ cứng để xâm nhập hại cây trồng.

Đây là loại hoạt chất mà cây trồng có thể nhanh chóng hấp thụ được trong thời gian ngắn nhờ tính lưu dẫn cao. Sau khi được thẩm thấu vào cây thông qua rễ, Tricyclazole sẽ di chuyển đến khắp các bộ phận trên cây nhờ các không bào và bó mạch.

Với tốc độ hấp thụ và lưu dẫn mạnh, chỉ sau vài phút được thông qua mạch dẫn, hoạt chất Tricyclazole đã có thể dịch chuyển lên đến tận phần mút lá. Nhờ đó mà Tricyclazole có thể vừa trị được nấm bệnh, vừa có khả năng ngăn ngừa tình trạng cây bị nấm bệnh xâm hại lần nữa.

Công dụng hoạt chất Tricyclazole

 Tricyclazole được dùng vô cùng rộng rãi trong việc đặc trị bệnh đạo ôn trên cây lúa và một số cây gieo thẳng khác. Bên cạnh đó, Tricyclazole còn có khả năng diệt trừ những loại nấm gây hại khác thuộc nhóm Basidiomycetes hay Ascomycetes chẳng hạn như nấm Podosphaera trên cây táo, Uncinula Necator trên cây nho, Cercospora trên cây đậu phộng,…

Tuy nhiên, hoạt chất Tricyclazole vẫn được ứng dụng nhiều nhất trong việc trồng lúa ở nước ta bởi khả năng trị đạo ôn vô cùng tốt. Lúc này, hoạt chất Tricyclazole sẽ tiêu diệt được nấm Pyricularia oryzae gây ra bệnh đạo ôn trên cả phần lá, thân, cổ gié, cổ bông hoặc hạt lúa khi trổ.

Thông thường, Tricyclazole sẽ được dùng để kiểm soát bệnh đạo ôn cho hạt giống lúa và diệt nấm cho cây trên toàn thân. Hiện tại Tricyclazole có thể được xem là một hoạt chất sở hữu khả năng phòng ngừa, trị bệnh đạo ôn tốt hàng đầu.

Bên cạnh đó, hoạt chất Tricyclazole còn giúp làm tăng cả năng suất và chất lượng cho cây lúa. Cụ thể, Tricyclazole sẽ giúp giảm tỷ lệ hạt lép và hạt bị gãy trên cây lúa. Nhờ đó mà năng suất lúa thu hoạch sẽ tăng lên đáng kể.

Có rất nhiều loại chế phẩm, thuốc bảo vệ thực vật có chứa Tricyclazole giúp trị bệnh đạo ôn lúa vô cùng hiệu quả.

Cách dùng Tricyclazole để trị đạo ôn cho lúa

Hoạt chất Tricyclazole sẽ có khả năng kiểm soát nhanh được bệnh đạo ôn cho cây lúa trong khoảng trên 2 tuần với điều kiện nguyên liệu và độ tinh khiết của hợp chất ở mức độ cao. Hiện nay có rất nhiều loại chế phẩm, thuốc bảo vệ thực vật có chứa Tricyclazole giúp trị bệnh đạo ôn.

Trong đó, các chế phẩm phổ biến nhất được dùng để trị đạo ôn lúa thường chứa khoảng 75% hoặc 20% hoạt chất Tricyclazole. Cách phun Tricyclazole trị đạo ôn lúa như sau:

  • Đối với những chế phẩm chứa đến 75% hoạt chất Tricyclazole thì bạn nên dùng với liều lượng từ 0,3 đến 0,5kg/ha.
  • Đối với chế phẩm chứa 20% Tricyclazole, liều lượng sẽ từ 1 đến 1,5kg/ha.
  • Thời điểm phun Tricyclazole: Phun sớm trước khi bệnh đạo ôn lá xuất hiện và phun khi lúa vào giai đoạn sắp trổ bông đối với bệnh đạo ôn cổ bông.

Ngoài dùng Tricyclazole bằng cách phun trực tiếp lên lá, bạn cũng có thể dùng hoạt chất này để ngâm hạt giống hoặc xử lý đất đều được. Lưu ý, thời gian cách ly khi dùng thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Tricyclazole là trong vòng 14 ngày.

Một số lưu ý khi trị bệnh đạo ôn lúa với Tricyclazole

Để trị bệnh đạo ôn trên lúa hiệu quả với hoạt chất Tricyclazole, dưới đây là một vài lưu ý nhỏ mà bạn nên tham khảo:

  • Nên phun hoạt chất Tricyclazole khi bệnh đạo ôn vừa chớm xuất hiện trên ruộng lúa.
  • Sau khi phun thuốc có chứa Tricyclazole khoảng từ 5 đến 7 ngày mà kiểm tra lại vẫn thấy còn sót vết bệnh đạo ôn cấp tính thì nên tiến hành phun lại lần nữa.
  • Ruộng lúa nào bị nhiễm bệnh đạo ôn lá do nấm gây ra thì nên ngừng bón phân đạm, các chất kích thích sinh trưởng qua lá,…
  • Đối với ruộng lúa nào có tình trạng nhiễm đạo ôn quá nặng thì cần ngắt bỏ lá bệnh tiêu hủy rồi mới tiến hành phun thuốc có Tricyclazole trị bệnh.

Hy vọng những thông tin, kinh nghiệm dùng thuốc chứa hoạt chất Tricyclazole trên đây của Việt Nông sẽ hữu ích với bạn trong việc trừ nấm cây trồng, đặc biệt là bệnh đạo ôn trên cây lúa. Để biết thêm chi tiết về các loại thuốc bảo vệ thực vật khác cũng như bí quyết chăm sóc cây trồng, bạn hãy liên hệ Việt Nông để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *