Kỹ thuật trồng cây thanh lông ruột đỏ bằng hạt trong chậu

Kỹ thuật trồng thanh long bằng hạt, kỹ thuật trồng thanh long được nhiều người quan tâm để biết cách áp dụng hiệu quả. Giống cây này hiện nay phổ biến tại Việt Nam, hương vị thanh, giàu hàm lượng dinh dưỡng. Nếu bạn muốn trồng cây xum xuê quả thì có thể làm theo hướng dẫn dưới đây.

Đôi nét về thanh long

Thanh long là một giống cây rất phổ biến với dáng giống như xương rồng, nhiều cành và có gai. Quả thanh long thơm ngon, mát, giàu hàm lượng dưỡng chất và rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. 

Cây này trồng tương đối lâu, cần phải chăm sóc đúng cách mới cho năng suất tốt. Quá trình chín quả tới 3 vòng, từ xanh sang đỏ, đỏ sang xanh, xanh sang đỏ đậm thì mới cho chất lượng ngon nhất. 

Quả có nhiều hàm lượng vitamin C, B1, B2 và B3, và khoáng chất cực kỳ có lợi cho sức khỏe con người. Thanh long có ruột đỏ rất được yêu thích, vị cũng được đánh giá là đậm, ngọt hơn so với thanh long ruột trắng. Thịt lẫn với hạt cho nên khó để tách ra, khi ăn thường ăn lẫn luôn cả hạt.

Chuẩn bị hạt gieo thanh long

Cách trồng thanh long bằng hạt, kỹ thuật trồng thanh long trong chậu

Muốn trồng cây thăng long đỏ bằng hạt trong chậu phát triển tốt, ra hoa, ra quả thì cần thực hiện đúng kỹ thuật. Vietnong.vn sẽ có hướng dẫn chi tiết về cách trồng thanh long bằng hạt, kỹ thuật trồng thanh long:

Chuẩn bị trồng cây

Trước hết bạn chuẩn bị hạt giống chọn đúng thanh long đỏ, mua tại các trại giống cây trồng. Mua số lượng hạt theo nhu cầu, đảm bảo hạt chất lượng tốt vì nếu hạt kém thì khó lên cây. 

Chuẩn bị dụng cụ trồng như xẻng, khay, chậu, thùng xốp tùy nhu cầu. Với chậu thì nên ưu tiên chọn chậu lớn vì cây sẽ cao lớn, cần đủ không gian để cây phát triển và ra được quả. 

Nơi trồng nên chọn thông thoáng, rộng rãi, có ánh sáng tự nhiên và không dễ bị ngập úng vào mùa mưa. Cây này ưa ánh sáng mặt trời nên cần cho cây đủ nắng mới phát triển tốt.

Đất trồng muốn thêm dinh dưỡng thì nên cho thêm phân chuồng hoại mục, vỏ trấu, xơ dừa,… Trộn lẫn với nhau để đủ dinh dưỡng mới cho cây phát triển tốt, không bị cằn cỗi.

Xem thêm: khoảng cách trồng cây vú sữa

Làm cột và giàn để đảm bảo thanh long lớn

Hướng dẫn về cách trồng thanh long bằng hạt

Bước 1: Bạn mua thanh long đỏ thì có thể lọc lấy hạt hoặc mua luôn hạt giống tại cửa hàng giống cây trồng. Rửa hạt thanh long, sau đó rải lên miếng giấy ăn ướt hoặc bông thấm nước. Cho vào trong túi ni lông và buộc kín lại để ủ. 

Bước 2: Sau khoảng 10-14 ngày sau sẽ thấy được hạt thanh long nảy mầm. Bạn cần đảm bảo đủ độ ẩm để hạt phát triển tốt. Sau 3 tuần mà hạt không nảy mầm tức là hạt không chất lượng. 

Bước 3: Lấy hạt nảy mầm ra khỏi túi, sau đó gieo xuống các chậu đất nhỏ. Bỏ vào các lỗ rồi lấp đất lên trên, cho hạt ra nơi có ánh sáng để kích thích mọc lên cây non nhanh chóng. Tưới nước vào mỗi sáng cho cây đủ ẩm. 

Bước 4: Chừng 1 tháng chăm sóc thì sẽ thấy cây non mọc lên, có lá xanh. Rồi từ từ cây sẽ lớn lên từng ngày. Bạn chú ý cho chúng ở chậu lớn để mọc rễ sâu và hút dinh dưỡng đủ nuôi cây lớn.

Bước 6: Sau khoảng 20 tuần khi cây được chừng hơn 50cm thì bạn cần làm cột đỡ và giàn cho cây leo lên. Bạn cung cấp thêm phân hữu cơ kích thích cho cây cao lớn hơn. 

Bước 7: Từ tháng thứ 5 thì kích thước cây đã lớn, bạn có thể đổi cột lớn hơn để cây không bị đổ. Sau 1 năm cây đơm hoa, sau đó sẽ cho trái to dần dần. Đảm bảo bạn sẽ bất ngờ với trái màu đỏ hấp dẫn.

Xem thêm: cách chăm sóc cho cà phê có bộ rễ khỏe mạnh

Chăm cây cẩn thận để ra quả

Hướng dẫn cách chăm sóc cây thanh long

Thanh long nhìn chung phải chăm sóc cẩn thận mới lớn, giống này dài ngày nên phải lâu mới ra hoa và kết trái. Nhưng về sau nếu được chăm tốt tới mùa sẽ cho trái đều đặn:

  • Tưới nước đều đặn ngày 1-2 lần cho cây đủ ẩm
  • Vốn là dạng thân leo cho nên cho nên khi trưởng thành cần phải có cột và giàn chắc chắn để đỡ. 
  • Bón phân đầy đủ dưỡng chất để cây cao lớn, khỏe mạnh, thúc cho thời kỳ ra nhiều hoa và đậu trái tốt. Bạn có thể xem xét bón phân theo mùa, theo đợt hoặc mỗi năm 1 lần.
  • Chú ý côn trùng dễ xuất hiện tấn công cây như bọ xít, sâu, kiến, ruồi vàng. Chúng đục khoét, hút dinh dưỡng, ăn lá non, cắn đứt hoa và ăn quả non. Do đó nên tìm hiểu chế phẩm sinh học hoặc thuốc trừ sâu để phun tiêu diệt chúng. 
  • Một số bệnh thường gặp cần cảnh giác cao với thanh long là thối đầu cành, đốm nâu, đốm trắng, thối vàng, héo lá,… Nên chọn thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để tiêu diệt và ngăn chặn bệnh lây lan.

Việt Nông đã cung cấp thông tin về cách kỹ thuật trồng thanh long cho mọi người học hỏi áp dụng. Về hạt giống, đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bạn muốn tìm nguồn uy tín để mua thì vietnong.vn luôn có sẵn để cung cấp. Nhân viên cửa hàng sẽ tư vấn bạn sản phẩm phù hợp cho cây và từng giai đoạn sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *