Lúa trổ đều xịt thuốc gì, cách chăm sóc giai đoạn làm đòng?

Chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng là việc vô cùng quan trọng, giúp tránh được sâu bệnh gây hại hạt. Lúc này, nhiều bà con nông dân sẽ phải đắn đo khi lựa chọn xịt thuốc gì khi lúa trổ đều. Để biết chính xác lúa trổ đều xịt thuốc gì và tìm hiểu cách chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng chuẩn nhất, bà con có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Việt Nông.

Nên xịt thuốc gì khi lúa trổ đều?

Lúa trổ đều xịt thuốc gì để bảo vệ được toàn diện cây lúa, đặc biệt là phần hạt? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bà con vẫn chưa tìm được đáp án chính xác. Trong giai đoạn lúa trổ đều, cây lúa rất dễ bị sâu bệnh tấn công.

Trong giai đoạn lúa đang trổ đều, bà con nên tìm cách đẩy nhanh quá trình trổ của lúa và phun xịt thuốc phòng đúng cách để tránh được những tác động xấu đến từ nhiều phía khác nhau.

Dưới đây là một số loại thuốc phòng bệnh mà bà con nên tham khảo và xịt trong giai đoạn lúa trổ đều:

Xịt thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông

Có thể nói bệnh đạo ôn cổ bông là khắc tinh hàng đầu của người nông dân canh tác lúa trong giai đoạn trổ đều này. Nếu cây lúa bị nhiễm đạo ôn cổ bông sớm trong giai đoạn trổ thì sẽ làm cho bông bị bạc, cổ bông màu nâu xám và dần khô lại.

Nếu phòng, trị đạo ôn cổ bông muộn có thể dẫn đến năng suất thu hoạch kém do hạt lúa bị lép, lửng hoặc cổ bông gãy,… Trong trường hợp này, cây lúa đã bị nấm gây bệnh Pyricularia oryzae tấn công và lan nhanh thông qua gió.

Chính vì vậy trong giai đoạn lúa trổ đều, bà con nên chọn xịt những loại thuốc có chứa TricyclazoleFenoxanil hay Isoprothiolane,… để phòng trừ bệnh. Thời gian xịt thuốc thích hợp nhất là khoảng từ 5 đến 7 ngày trước khi lúa bắt đầu trổ bông.

Thuốc phòng, trừ lem lép hạt

Bệnh lem lép hạt lúa rất dễ xuất hiện và gây hậu quả nghiêm trọng khi không phòng, trừ kịp thời trong giai đoạn lúa trổ. Do đó, bà con nên lưu ý phòng ngay bệnh lem lép hạt kèm theo các bệnh do nấm khác như đốm vằn, vàng lá chín sớm,… bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất Azoxystrobin, Hexaconazole hay Tricyclazole,…

Phòng ngay bệnh lem lép hạt, đốm vằn, vàng lá chín sớm,… bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất Azoxystrobin, Hexaconazole,…

Một số loại thuốc đặc trị lem lép hạt lúa mà bà con có thể tham khảo để xịt trong giai đoạn trổ là TT Over 325SC, TILBlue Super 300EC hoặc Andobeam 650WP,… để đảm bảo cây lúa được trổ bông thuận lợi.

Phòng, trừ các loại rầy nâu, rầy lưng trắng

Cây lúa sẽ có tình trạng úa vàng khi bị các loại rầy nâu hoặc rầy lưng trắng chích. Nếu không kịp thời phòng và trị rầy thì chúng sẽ lan ra nhanh chóng khắp cả ruộng gây giảm năng suất lúa, khiến cây bị lùn sọc đen.

Trong giai đoạn lúa trổ bông, bà con nên chú ý thăm đồng và quan sát thường xuyên mật độ rầy xuất hiện. Nếu thấy mật độ rầy trên ruộng cao khoảng từ 700 đến 1000 con/m2 thì bạn cần tiến hành xịt thuốc ngay lập tức.

Vậy lúa trổ đều xịt thuốc gì để tránh rầy phá hoại? Trong trường hợp này, bà con có thể tham khảo xịt các loại thuốc như Chess, Difluent hay TT-Led 70WG,… để diệt trừ rầy hiệu quả.

Xịt trừ bạc lá lúa do vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn Xanthomonas chính là nguyên nhân khiến cây lúa bị mắc bệnh bạc lá. Đây là bệnh khá nguy hiểm trên cây lúa và lan truyền khá nhanh từ đường nước, chiều gió lẫn xâm nhiễm qua thủy, khí khổng trên lá lúa.

Vết bệnh bạc lá ban đầu có màu xanh đậm và sẽ dần héo, khô trắng dần khi gặp ánh nắng. Nếu bùng thành dịch thì bệnh bạc lá có thể làm bạc cả bông, đòng bị nghẹn, hạt lép,… gây giảm năng suất lúa thu hoạch đến 70%.

Để phòng, trừ bệnh bạc lá do vi khuẩn, bà con nên kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh và xịt đúng thuốc chẳng hạn như Map Lotus, Totan,… hoặc những loại thuốc có chứa kháng sinh như Streptomycin,…

Hướng dẫn cách chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng

Đối với cây lúa, giai đoạn làm đòng rất quan trọng bởi trong thời kỳ này, việc làm đòng sẽ quyết định xem mỗi bông lúa sẽ có bao nhiêu hạt. Nếu cây lúa có bất kỳ một tổn thương, ảnh hưởng nào trong giai đoạn làm đòng thì đều có thể làm ảnh hưởng đến năng suất sau này.

Quan sát ruộng lúa thường xuyên, nếu thấy lúa vẫn thiếu dinh dưỡng thì có thể bón kali và đạm cách 2 tuần để bổ sung.

Do đó, việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng rất cần thiết và quan trọng. Nhất là bà con nên tập trung mạnh vào việc chăm sóc, cung cấp dưỡng chất và phòng bệnh cho cây lúa làm đòng.

Sau đây là một số bí quyết chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng được Việt Nông tổng hợp mà bà con có thể tham khảo:

  1. Bổ sung ngay kali và đạm cho cây lúa khi thấy phần đòng có độ dài từ 1 đến 20mm. Trong đó, lượng kali chiếm 70% và đạm chỉ nên chiếm 30% là đủ.
  2. Cung cấp nước đầy đủ cho ruộng lúa trong giai đoạn làm đòng. Mực nước lý tưởng trong ruộng ở giai đoạn này khoảng từ 5 đến 7cm.
  3. Quan sát ruộng lúa thường xuyên, nếu thấy lúa vẫn thiếu dinh dưỡng thì có thể bón kali và đạm cách 2 tuần để bổ sung. Lưu ý bà con chỉ nên bón cho những cây lúa nào nằm trong khu vực phát triển chậm mà thôi.
  4. Khi lúa đã chuyển sang giai đoạn trổ thì không nên bón thêm phân cho cây nữa. Bà con chỉ nên bón phân cho lúa ở giai đoạn đón đòng từ khoảng 45 đến 48 ngày là có thể dừng.

Chắc hẳn với bài viết trên, bà con canh tác lúa đã có thể biết được lúa trổ đều xịt thuốc gì cũng như có thêm kinh nghiệm chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng hiệu quả. Để được thông tin thêm những kiến thức chăm sóc cây trồng hữu ích, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Việt Nông và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *