Phân đạm thuộc nhóm phân nào, 6 loại phân đạm có màu gì?

Phân đạm, phân lân và kali là ba loại phân cung cấp những nguyên tố đa lượng cần thiết nhất cho cây trồng. Trong đó, phân đạm giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành lục lạp, thúc đẩy quá trình quang hợp, giúp cây đẻ nhánh và phân cành chống chọi lại sự biến đổi của thời tiết và sâu bệnh dịch. Vậy phân đạm có màu gì, thuộc nhóm phân nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Việt Nông sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích về chủ đề này.

Phân đạm là gì?

Phân đạm được biết đến là loại phân cung cấp nitơ chủ yếu cho cây trồng. Nó được hấp thụ vào cây dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion Amoni NH4+, độ dinh dưỡng của phân được đánh giá dựa trên lượng % nitơ có trong phân.

phan-dam-la-gi
Phân đạm được biết đến là loại phân cung cấp nitơ chủ yếu cho cây trồng.

Trong tự nhiên, phân đạm tồn tại trong nước tiểu của con người và động vật,còn  trong nông nghiệp, phân đạm có thể được sản xuất bằng khí thiên nhiên hoặc than đá. 

Phân đạm có màu gì? 

Phân đạm được chia thành các loại khác nhau dựa trên dạng ion nó cung cấp cho cây, và mỗi loại phân đạm khác nhau, chúng lại có những màu sắc khác nhau. Bà con có thể tham khảo một số loại phân đạm dưới đây để hiểu hơn về màu sắc của phân đạm.

Phân Ure

Phân có chứa 44-48% Nito nguyên chất và đang là loại phân phổ biến nhất ở Việt Nam. Phân Ure có màu trắng được chia thành 2 dạng là hạt tròn, dễ tan trong nước hút ẩm mạnh và dạng viên nhỏ như trứng cá, có thêm chất bảo quản.

Phân Amoni Nitrat

Phân có công thức hóa học là NH4NO3 Có chứa 33-35% nitơ nguyên chất. Phân nitrat được sản xuất dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám.

Phân Amoni SunFat

Phân có công thức hóa học là (NH4)2SO4  có chứa 20-21% Nitơ nguyên chất. Phân Sunphat được sản xuất dưới dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xanh xám, đặc trưng của phân là mùi nước tiểu, vị mặt và hơi chua.

Phân Amoni Chloride

Phân có công thức hóa học là (NH4Cl) có chứa 24-25% Nitơ nguyên chất. Phân đạm được sản xuất dưới dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà rất dễ tan trong nước.

Phân đạm được chia thành các loại khác nhau dựa trên dạng ion nó cung cấp cho cây.

Phân Calci cyanamid

Phân có công thức hóa học là (CaCN2) được sản xuất dưới dạng bột có màu xám tro hoặc màu trắng khi đốt không có mùi khai.Chính vì màu sắc đặc trưng này, bà con có thể dễ dàng phân biệt đạm với các loại phân cung cấp nguyên tố đa lượng khác. 

Phân Amoni Photphat

Phân có công thức hóa học là NH4PO4 là loại phân vừa cung cấp lân và đạm. Loại phân này được sản xuất dưới dạng viên màu xám tro hoặc màu trắng.

Có thể thấy, mỗi loại đạm khác nhau lại có những màu sắc và hình dạng khác nhau, bà con cần lưu ý để lựa chọn loại đạm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Tìm hiểu nhóm phân, công dụng của phân đạm

Phân đạm thuộc nhóm phân bón gì?

Phân đạm được phân vào nhóm phân vô cơ cung cấp chủ yếu nguyên tố đa lượng Nitơ cho cây trồng.

Công dụng của phân đạm

– Đạm là thành phần chính trong quá trình hình thành tế bào, tham gia vào thành phân của ADN và ARN. Do vậy, đạm nói riêng và phân hữu cơ nói chung có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi chất ở thực vật.

– Phân đạm còn là thành phần chính của nhiều tế bào của cây trồng như axit amin, clorophin, protein, peptit, các enzim và nhiều loại vitamin khác. 

– Đạm còn là nguyên tố không thể thiếu để hình thành lục lạp, thiếu đạm cây sẽ không thể quang hợp được 

– Phân đạm còn có công dụng trong việc thúc đẩy cây trồng phát triển, giúp cây đẻ nhánh, ra lá trong thời kỳ sinh trưởng, giúp cây khỏe mạnh và cho năng suất tốt hơn.

tac-dung-phan-dam-voi-cay-trong
Phân đạm được phân vào nhóm phân vô cơ cung cấp chủ yếu nguyên tố đa lượng Nitơ cho cây trồng.

Tác hại khi cây thiếu hoặc thừa phân đạm

Khi thiếu đạm

Trong trường hợp cây thiếu đạm sẽ sinh trưởng còi cọc, cây thiếu các thành phần cơ bản trong tế bào nên quá trình sinh trưởng chậm chạp, đình trệ. Do thiếu đạm nên cây không thể hình thành đầy đủ lục lạp khiến lá chuyển vàng khó có thể quang hợp.

Khi thừa đạm

Trường hợp cây thừa đạm sẽ có một số triệu chứng như sau: cành và lá phát triển nhưng không thể ra hoa và quả hoặc ra hoa/quả muộn. Do quá tập chung phát triển lá và nhánh dẫn đến rễ phát triển ít và không sâu. Ngoài ra, việc thừa đạm cũng dẫn đến tình trạng cây không chuyển hóa được hết các chất sang dạng hữu cơ làm tích lũy các chất đạm vô cơ và gây hại cho cây trồng. Thừa đạm dẫn đến thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp lên cây nên sâu bệnh có thời cơ phát triển.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng phân đạm

  • Phân đạm là loại phân dễ tan, thẩm thấu nhanh nên bà con cần lưu ý bảo quản kỹ khi không sử dụng.
  • Do phân đạm thúc đẩy quá trình đẻ nhánh tốt lá hơn là phát triển rễ nên được dùng chủ yếu cho các loại cây trồng lấy lá.
  • Bà con lưu ý không sử dụng phân đạm khi trời vừa đổ mưa hoặc nắng hạn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát phân và không có hiệu quả như mong muốn.
  • Khi bảo quản phân đạm không nên đổ ra nền, không dựa vào tường, thay vào đó bà con cần kê cao sử dụng bao giấy tốt hoặc nilon. 

Trên đây là toàn bộ thông tin công ty Nông Nghiệp Việt Nông muốn cung cấp cho bà con về chủ đề phân đạm có màu gì, thuộc nhóm phân nào? Hy vọng qua bài viết này bà con có thể dễ dàng phân biệt được màu sắc giữa các loại đạm và các loại phân khác. Từ đó lựa chọn phân đạm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *