Phân đạm là gì? Đặc điểm và 4 tác dụng đối với cây trồng

Phân đạm là một loại phân bón vô cơ rất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Phân đạm có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cây. Khi cây trồng thiếu đạm hay thừa đạm đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây trồng. Vậy phân đạm có đặc điểm gì, tác dụng gì với cây trồng cũng như cách sử dụng phân đạm thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Việt Nông tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau đây.

Phân đạm là gì?

Phân đạm là gì? là câu hỏi có nhiều người thắc mắc. Đây là tên gọi chung của phân bón vô cơ  có tác dụng cung cấp nitơ cho cây trồng. Loại phân này cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây  dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng hàm lượng % N trong phân.

Phân đạm là một trong những loại phân hóa học phổ biến trong sản xuất, trồng trọt. Phân đạm luôn được nhiều bà con tin dùng. Phân có tác dụng trong việc kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Phân đạm sẽ giúp cây trồng phát triển nhanh hơn, cho nhiều hạt, các loại củ hoặc quả.

phan-dam-la-gi
Phân đạm có tác dụng trong việc kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Tóm lại, phân đạm là loại phân bón có nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N) khiến lượng đạm cây trồng có thể hấp thụ được từ 30 – 40 % lượng cung cấp. Phân đạm cũng ở dạng tinh thể, là tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn.

Phân đạm có tác dụng gì?

Phân đạm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Nó là nguyên tố thành phần chính của clorophin, các axit amin, các enzim, nhiều loại vitamin và protein, peptit  trong cây.

Đạm cũng có trong thành phần của diệp lục tố, cây xanh nếu thiếu nó sẽ không có khả năng quang hợp. Nó cũng có trong các hợp chất Alcaloid và các phecman, trong nhiều vật chất khác của tế bào thực vật.

Đạm cũng giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển của cây trồng, giúp cây đẻ nhánh khỏe hơn, phân cành mạnh hơn, ra lá nhiều, đồng thời giúp cây có khả năng quang hợp tốt,… từ đó làm tăng năng suất cây trồng.

Cây sẽ như thế nào nếu thiếu đạm?

Nếu thiếu đạm, cây sẽ sinh trưởng còi cọc vì cây sẽ thiếu những vật chất cơ bản để hình thành tế bào cho nên nên khả năng sinh trưởng của cây sẽ bị đình trệ. Khi các quá trình sinh lý sinh hóa của cây bị ngưng trệ, khi diệp lục ít được hình thành sẽ gây ra hiện tượng lá chuyển vàng.

Tuy nhiên, việc thừa đạm cũng sẽ không tốt cho cây trồng. Thừa đạm làm cho cây không chuyển hóa được đạm được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy thành dạng đạm vô cơ và gây độc cho cây. 

Thừa đạm cũng làm cho cây sinh trưởng thái quá và gây nóng. Các hợp chất cacbon bị huy động nhiều để làm công việc giải độc đạm nên không thể hình thành được các chất “xơ”, từ đó cây sẽ yếu, các quá trình phát triển thành hoa quả cũng bị đình trệ và làm giảm hoặc không có hoa quả cho thu hoạch.

Một số loại phân đạm sử dụng phổ biến hiện nay

Phân đạm có nhiều loại, sau đây là một số loại được sử dụng phố biến hơn cả:

Phân Urê CO(NH2)2

Đạm ure có chứa từ 44 đến 48% hàm lượng nitơ nguyên chất, đây cũng là một trong những loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng đạm mở mức cao nhất. Phân ure ở hai dạng là dạng hạt tròn và dạng giống như trứng cá, và thường dùng để bón thúc cho cây trồng.

Phân Amoni Sunfat (NH4)2SO4

Loại phân này còn gọi là phân SA, và có chứa từ 20%  nitơ nguyên chất. Phân amoni sunfat là loại phân có tính chua, do vậy có thể kết hợp với phân lân nung chảy giúp trung hòa độ pH cho đất.

Phân Amoni Clorua NH4Cl

Loại phân này có chứa khoảng 24% nitơ nguyên chất, có tính dễ tan nên cây dễ sử dụng, đồng thời phân có tính chua nên cần kết hợp với phân lân hoặc phân khác để làm hạn chế làm chua đất.

Phân Amoni Nitrat NH4NO3

Phân này ở dạng tinh thể màu vàng xám, có chứa từ 33% – 35% nitơ nguyên chất. Phân cũng có tính chua và cần được kết hợp với các loại phân khác.

Phân đạm thích hợp cho nhiều loại cây trồng lấy lá, vì tính dễ tan, thẩm thấu nhanh, có thể giúp lá xanh đẻ nhiều.

Cách sử dụng phân đạm giúp tăng năng suất của cây trồng

Phân đạm là loại phân thích hợp cho nhiều loại cây trồng lấy lá, vì tính dễ tan, thẩm thấu nhanh, có thể giúp lá xanh đẻ nhiều. Bên cạnh đó, cần chú ý phối hợp với các loại đất phân kiềm, tro hoặc với vôi để tránh chua đất. Đồng thời, nên chia ra bón nhiều lần đối với từng nhóm cây, cần bón sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc tính của từng giống cây trồng và đất đai.

Bón đạm nitrat cho những loại cây trồng ở cạn như: mía, ngô, bông,… Nhưng với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Đối với những loại cây họ đậu ở thời gian đầu chưa có nốt sần thì vẫn bón phân đạm (20-30kg N/ha), có thể kết hợp phân đạm trộn với các loại phân chuồng hoai.

Để tránh thất thoát, lãng phí phân cũng như không đem lại hiệu quả cao do bị rửa trôi thì không nên bón phân khi trời sắp mưa, giông. Cũng không nên bón phân trong điều kiện nắng hạn hay không tưới nước được.

Hy vọng với những chia sẻ của công ty Nông Nghiệp Việt Nông chúng tôi vừa rồi sẽ giúp bạn biết được phân đạm là gì cũng như đặc điểm và tác dụng của phân đạm. Chúc bà con sử dụng phân đạm hiệu quả và có vụ mùa bội thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *