Quy trình 4 bước bón thúc hiệu quả cho cây trồng chuẩn nhất

Bón thúc được hiểu là việc làm được sử dụng cho đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối và khỏe mạnh, cho năng suất lao động. Tuy nhiên không phải cứ bón thúc sẽ đem lại kết quả tốt mà thậm chí ngược lại, bón thúc không đúng loại, quy trình hay số lượng có thể làm giảm năng suất thậm chí gián tiếp gây chết cây. Bài viết ngay sau đây của Việt Nông sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình bón thúc giúp cây phát triển khỏe mạnh, các bạn cùng theo dõi nhé!

Quy trình bón thúc bao gồm những bước nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra quy trình bón thúc cụ thể để giúp các bạn hiểu rõ hơn trong quá trình chăm sóc cây trồng.

Bước 1: Bón lót cho cây

Bón lót cho cây chính là giai đoạn đầu tiên mà người nông dân cần nhớ. Khi bón lót cho cây trồng chúng ta có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm theo phân đạm và phân kali để bón trực tiếp cho cây.

Bón lót cho cây chính là giai đoạn đầu tiên mà người nông dân cần nhớ.

Các bạn cần bón lót cho cây vì ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên thì cây lúa non cần được bổ sung lân để có thể dễ dàng ổn định và phát triển hơn. Và phân bón bón lót cần được rải đều lên cây trồng. Còn tùy thuộc vào từng loại cây, giống cây mà các bạn lựa chọn bón nhiều hay ít phân kali.

Ví dụ đối với cây lúa, nếu các bạn lựa chọn giống lúa đẻ nhánh nhiều hoặc giống lúa ngắn ngày thì các bạn nên bón nhiều phân kali. Nếu cây lúa bằng mạ già thì hãy bón ⅓ đến 2/3 lượng đạm để bón lót.

Bước 2: Bón thúc cho cây

Bón thúc là giai đoạn bón phân sau từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy cây trồng. Chúng ta có thể dùng phân đạm kết hợp với phân lân để gieo vào cây trồng. Trong trường hợp cây được trồng ở đất phèn và đất chua thì bạn nên chọn phân bón cho cây là phân lân nhằm giúp hạn phèn và độc tố trong đất cũng như cung cấp đủ dưỡng lân cho cây trồng. Tuy nhiên, bạn cần dùng lân hạt để tránh tình trạng hạt phân lân bám dính lá gây cháy.

Ngoài ra, bạn cần dùng phân đạm để bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh hơn.

Tuy nhiên, ví dụ trong trồng lúa nước: Nếu như sử dụng giống lúa dài ngày và đẻ nhánh nhiều, trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt hay cấy lúa với giống dài ngày thì cũng cần bón thêm nhiều đạm cho cây. Vì nhu cầu cần tiêu thụ phân bón cho cây lúa là phân đạm lúc này tăng đáng kể.

Bón thúc là giai đoạn bón phân sau từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy cây trồng.

Bước 3: Bón thúc đòng

Đối với cây lúa, các bạn cần hiểu rõ bón phân thúc đòng đóng vai trò như thế nào, chúng có vai trò vô cùng quan trọng và nó quyết định đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Nếu như các bạn bón đúng thì năng suất của cây lúa tăng từ 1 đến 2 tấn/ha.

Ngược lại bón sai thì năng suất của cây lúa sẽ giảm từ 1 đến 2 tấn/ha. Khi bón phân thúc đòng cho lúa các bạn cũng cần lưu ý:

  • Bón thúc đòng được gọi là giai đoạn sau khi gieo cấy lúa từ 40 đến 45 ngày với phân đạm và phân kali.
  • Với những giống lúa đẻ ít nhánh, bông to và nặng hạt thì cần chú ý nhiều đến bón đón đòng và nuôi hạt lúa nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn từ đó giúp năng suất cao hơn.
  • Nên sử dụng phân bón kali để thúc đồng nếu như các bạn gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống lúa cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều.

Bước 4: Bón nuôi hạt

Bạn hãy phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc trên cây. Đây là thời kỳ bón phân rất quan trọng nếu như các bạn trồng lúa ở đất có chế độ giữ phân kém.

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện bón thúc

Khi thực hiện bón thúc, bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: xác định vị trí cần bón phân

Đối với cây ăn quả, hãy xác định hướng nắng chiếu thẳng xuống thì đó sẽ là vị trí bón phân.

Bước 2: Cuốc rãnh và đào hố để bón phân

Tiến hành cuốc rãnh hoặc đào hố nhỏ với kích thước tùy theo độ sâu của rễ cây.

Bình thường rãnh sẽ có chiều rộng 10- 20cm, chiều sâu 15- 30cm.

Nếu đào hố bón phân thúc thì sẽ có kích thước rộng, sâu là 30cm x 30cm.

Bước 3: Tiến hành bón phân vào rãnh và lấp đất

Bước 4: Tưới nước quanh rễ cây

Trên đây là những thông tin về quy trình bón thúc cho cây trồng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu thêm về bón thúc trong nông nghiệp. Các bạn tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của công ty Nông Nghiệp Việt Nông để biết thêm nhiều kiến thức trồng trọt hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *