Khoảng cách, kỹ thuật trồng cây bồ kết đạt hiệu quả kinh tế

Bồ kết từ lâu đã nổi tiếng trong việc giữ mái tóc suôn mượt, khỏe mạnh. Ngày nay, bồ kết đã trở thành loại dược liệu quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Chính vì vậy, việc trồng cây bồ kết cũng ngày càng được nhân rộng hơn ở nhiều vùng, mang đến hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho nhiều hộ dân.

Vậy cần tuân thủ khoảng cách trồng cây bồ kết ra sao, nên áp dụng kỹ thuật trồng nào để đạt hiệu quả kinh tế cao? Để tìm hiểu thêm về hiệu quả kinh tế trồng cây bồ kết cũng như nắm được kỹ thuật trồng loại cây này, hãy theo dõi ngay bài viết sau của Việt Nông.

Tìm hiểu về hiệu quả kinh tế trồng cây bồ kết

Không chỉ có công dụng tốt cho mái tóc, bồ kết còn được sử dụng nhiều trong việc điều trị mụn nhọt, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp. Từ đó, việc trồng cây bồ kết đã được nhiều bà con nhân rộng hơn, mang đến giá trị kinh tế khá cao.

Cây bồ kết thường được bà con trồng bằng hạt hoặc ghép, có khả năng ra hoa, đậu quả từ năm thứ 4 trở đi. Sau đó, hằng năm cây bồ kết đều sẽ cho ra kết quả thu hoạch rất đều đặn, sai quả và ít sâu bệnh. Nhờ đó, các hộ dân trồng cây bồ kết không phải mất quá nhiều công sức, chi phí đầu tư ban đầu nhưng vẫn nhận được những giá trị kinh tế ổn định.

Hiện nay, có rất nhiều vùng dược liệu đã tiến hành nhân rộng diện tích trồng cây bồ kết. Ngoài việc giúp gia tăng sản lượng bồ kết, việc này còn giúp nâng cao nguồn thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người dân khác. Không những vậy, việc trồng cây bồ kết còn giúp phủ xanh đất trồng đồi trọc, ngăn lũ lụt, giữ màu cho đất, chống xói mòn,… tại những khu vực, vùng miền núi cao.

Xem thêm: bón lân cho cà phê vào thời điểm nào

Hiệu quả kinh tế trồng cây bồ kết khá lớn, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập tốt

Các bước cần chuẩn bị trước khi trồng cây bồ kết

Chuẩn bị cây bồ kết giống

Cây giống bồ kết có thể có được thông qua việc gieo hạt hoặc ghép. Nếu gieo hạt, bà con nên chọn những hạt bồ kết già và mẩy. Gieo hạt vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn và chờ hạt nảy mầm. Chăm sóc mầm cây bồ kết cho đến khi thấy cây con đạt được độ cao từ 40-60cm thì có thể mang trồng.

Nếu trồng bồ kết ghép, bà con cần chú ý chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, đặc biệt là cần có mầm chồi to và khỏe.

Chuẩn bị đất

Cây bồ kết được trồng ở đâu, trên loại đất nào chính là vấn đề được nhiều bà con quan tâm đến, Trên thực tế, cây bồ kết không kén đất cũng rất dễ chăm vì hầu như loài cây này chỉ tự sinh trưởng dựa vào nguồn nước tự nhiên và các dưỡng chất khác.

Đất trồng bồ kết cần được làm cỏ sạch sẽ nhằm giúp phòng trừ tốt sâu bệnh. Bà con tiến hành đào hố trồng bồ kết có kích thước khoảng 40 x 40 x 40cm. Sau đó, hãy cho đất trồng phơi màu khoảng 15 ngày thì có thể trồng cây xuống.

Thời vụ trồng bồ kết

Tùy vào từng vùng, miền khác nhau mà thời vụ trồng cây bồ kết cũng sẽ khác nhau. Thông thường, thời vụ trồng cây bồ kết thích hợp nhất chính là vào đầu mùa xuân, thời điểm từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch mỗi năm.

Xem thêm: bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây bồ kết chính là vào đầu xuân

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây bồ kết chi tiết

Cách trồng cây bồ kết không khó, tuy nhiên, bà con vẫn nên nắm các bước cơ bản dưới đây để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, giúp cây bồ kết phát triển tốt:

  • Đào các hố trồng cây bồ kết cách nhau từ 7-10cm, kích thước mỗi hố khoảng 40 x 40 x 40cm. Đây cũng chính là khoảng cách trồng cây bồ kết mà bà con nên nắm rõ để đảm bảo đào đúng các hố trồng.
  • Tiến hành bón lót từ 5-7kg phân chuồng đã hoai mục vào mỗi hố trồng.
  • Đặt cây bồ kết giống vào hố, lèn gốc và tưới ẩm cho cây. Lúc này, bà con có thể dùng bèo tây phủ vào xung quanh gốc cây bồ kết để giữ ẩm tốt, hạn chế được cỏ dại.

Lưu ý: Bà con nên ưu tiên trồng cây bồ kết vào những ngày mưa, có độ ẩm cao để kích thích cây mọc rễ nhanh hơn, từ đó sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn.

Kỹ thuật chăm sóc cây bồ kết đạt hiệu quả kinh tế cao

Bà con không cần phải bỏ ra quá nhiều công sức để trồng và chăm sóc cây bồ kết bởi rất ít thấy sâu bệnh tấn công loài cây này. Điều quan trọng nhất mà bà con nên quan tâm đến là vì cây bồ kết thường được trồng chủ yếu ở những vùng dược liệu nên khi cây còn nhỏ, nên chú ý nhiều đến việc bảo vệ cây, tránh trâu bò đến phá hoại.

Xem thêm: khoảng cách trồng chanh dây

Cây bồ kết dễ ra hoa, đậu quả, không kén đất và không cần chăm sóc quá nhiều
  • Năm thứ nhất: Số lần chăm sóc cây bồ kết là 2 lần trong vụ đông xuân và vụ hè thu. Tức là chăm sóc 2 lần vào thời điểm trồng tháng 11 – tháng 12 và vào thời điểm thu hoạch là tháng 5 – tháng 6. Khi những cây bồ kết con bị chết, bà con nên tiến hành trồng dặm ngay lập tức, đồng thời hãy chủ động dọn cỏ sạch sẽ, phát các loại cây leo và xới gốc quanh hố.
  • Năm thứ hai: Số lần chăm sóc cây bồ kết vẫn là 2 lần/năm. Vào thời điểm này, bà con cần dọn sạch cỏ dại và dây leo, xới đất xung quanh các hố trồng. Đồng thời, bà con cần kết hợp với việc bón 100g phân NPK + 100g phân vi sinh để kích thích cây bồ kết nhanh ra hoa và đậu quả.

Bồ kết là loại cây không đòi hỏi quá nhiều thời gian, công sức chăm sóc và điều kiện trồng cũng không quá khắt khe, nhưng có thể mang đến hiệu quả kinh tế ổn định cho người nông dân. Hy vọng nội dung bài viết trên của Việt Nông đã giúp quý bà con cập nhật những thông tin hữu ích nhất về kỹ thuật, khoảng cách trồng cây bồ kết, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ loài cây dược liệu hữu ích này.

One thought on “Khoảng cách, kỹ thuật trồng cây bồ kết đạt hiệu quả kinh tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *