Dừa là một loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển trong khoảng thời gian lâu dài và mang đến nguồn kinh tế ổn định cho nhiều hộ dân. Chính vì vậy hiện nay, có không ít bà con quan tâm và tìm hiểu về kỹ thuật trồng, khoảng cách trồng dừa xiêm xanh, dừa ta,… và cách chăm sóc loại cây này để cho năng suất cao. Để giúp bà con giải đáp được những vấn đề này, Việt Nông xin được chia sẻ chi tiết hơn về kỹ thuật, khoảng cách trồng dừa mã lai, dừa ta, xiêm xanh,… qua bài viết dưới đây.
Kỹ thuật trồng các loại dừa ta, xiêm xanh lùn, mã lai
Chọn đất trồng
Dừa là loại cây khá dễ trồng, không kén đất nên cây có thể sống, phát triển và cho năng suất tốt trên nhiều loại đất khác nhau, thường là có độ cao cách mặt biển dưới 600m. Trong đó, những loại đất được cho là thích hợp nhất để trồng dừa chính là đất phù sa, đất có nhiều hữu cơ, đất cát pha và đặc biệt nhất là loại đất có hàm lượng kali dồi dào, có tầng canh tác dày ít nhất là 0.5m.
Chuẩn bị đất trồng dừa
- Đất ruộng: Trước khi lên lên liếp để trồng lúa, bà con nên gom đất mặt ruộng với mục đích đắp mô trồng với kích thước cao ít nhất 0.5m, rộng ít nhất 1m. Sau đó, hãy tiến hành lên liếp hoặc trồng cây dừa xen với lúa khoảng 2 năm sau khi lên liếp cũng là một lựa chọn tốt, lấy ngắn nuôi dài hiệu quả.
- Đất vườn cũ: Trước khi trồng, bà con nên gom lớp đất mặt và vun mô. Nếu đất thấp, bà con nên vun cao như đất ruộng và ngược lại, nếu đất cao thì bà con không cần vun cao, thay vào đó chỉ cần vun vừa đủ cho cây không bị úng trong mùa mưa. Kích cỡ mô trong trường hợp này tương tự như trồng trên đất ruộng.
- Đào hố: Trước khi trồng cây dừa, bà con cần đào các hố có kích thước 0.6 x 0.6 x 0.4m.
Khoảng cách trồng dừa
Khoảng cách trồng dừa sẽ khác nhau đối với các loại dừa khác nhau, có đặc điểm cao hay thấp,… Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng dừa xiêm xanh lùn, dừa ta, dừa mã lai như sau:
- Khoảng cách trồng dừa xiêm xanh lùn: Khoảng 5m x 6m, nên trồng theo kiểu hình nanh sấu để góp phần tạo điều kiện tốt cho cây dừa hấp thu tốt ánh sáng mặt trời.
- Khoảng cách trồng dừa ta: Khoảng 7m x 8m.
- Khoảng cách trồng dừa mã lai: Khoảng 5m x 6m tương tự như khoảng cách trồng dừa xiêm xanh lùn.
Xem thêm: cách sử dụng đạm cá cho cây sầu riêng
Bón lót
Sau khi đã chuẩn bị phần mô và hố trồng dừa, trước khi xuống giống khoảng từ 15 đến 20 ngày, bà con nên tiến hành bón lót trong mỗi mô với công thức: Khoảng 20 đến 30kg phân hữu cơ + 100g Super lân + 200g Kali. Khi bón lót, bà con trộn tất cả các loại phân trên lại với nhau và lắp kín lại sao cho bằng mặt mô là được.
Đặt cây con
Sau khi đã chọn và chuẩn bị cây giống, đất trồng xong, bà con tiến hành đặt cây con trên mô hoặc hố trồng. Các bước đặt cây dừa con như sau:
- Tạo 1 hố to tương đương với kích cỡ của trái dừa giống. Nếu dùng cây giống trong bầu nylon, bà con tiến hành dùng dao bén để cắt đi phần đáy bầu.
- Đặt trái dừa giống hoặc bầu cây con vào hố đã đào, kéo bầu giống lên khỏi phần thân cây và lấp đất lại cho bít trái.
Lưu ý:
- Nếu cây dừa giống cao hơn 0.8m, bà con nên cắm cây cột để giữ chặt cây, tránh việc gió làm lung lay gốc sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Không nên đặt trái dừa giống quá sâu vì như vậy sẽ khiến cho cây bị chậm phát triển.
- Không nên đặt trái dừa giống quá cạn (lấp đất không bít trái) vì sẽ khiến cho gốc cây bị phình to lên sau 1 thời gian.
- Khi trồng cây dừa con được ươm trực tiếp trong đất, bà con nên dùng len xén đứt phần rễ xung quanh, sau đó nhấc cây lên khỏi liếp ươm, cắt ngắn rễ dừa giống còn khoảng 3 đến 5cm, nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm và tiến hành trồng ngay.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY DỪA
Thời kỳ đầu từ 1 đến 3 năm tuổi
- Cây dừa con sau khi trồng cần được cung cấp đủ nước vì nếu thiếu nước trong giai đoạn này, cây sẽ chết. Tùy vào độ ẩm ở gốc, bà con nên tưới từ 2 đến 3 ngày/lần và nên dùng thêm rơm, rạ, cỏ khô,… để tủ gốc cây dừa trong mùa nắng.
- Năm đầu tiên: Bón mỗi gốc dừa khoảng 0.5kg phân NPK: 15-15-15, chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ở giai đoạn này, bà con nên quan tâm đến bọ dừa (bọ cánh cứng) tấn công đọt non của cây dừa.
- Năm thứ 2: Hằng năm, tiếp hành đắp thêm đất vào mô để rễ phát triển tốt hơn hoặc có thể bồi bùn 1 năm/lần vào đầu mùa nắng. Bà con có thể bón 0.75kg phân NPK: 15-15-15 cho mỗi gốc, chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
- Năm thứ 3: Kỹ thuật chăm sóc dừa trong giai đoạn này tương tự như năm thứ 2, nhưng lượng NPK bón gốc sẽ tăng lên 1kg/gốc.
Xem thêm: cách tưới thuốc kích rễ cho cây mới trồng
Thời kỳ kinh doanh
- Chăm sóc: Bón từ 30 đến 50kg phân hữu cơ đã hoai mục/gốc dừa. Đồng thời, tiến hành tỉa dần cây trồng xen, làm cỏ dại hợp lý để cây dừa có đầy đủ ánh sáng để quang hợp.
- Bón phân: Bón cho cây vừa phân Urê-Super – lân – Cloruakali theo tỷ lệ 0.8kg – 1.5kg – 1.5kg/cây/năm và nên chia thành 2 lần bón/năm, vào đầu và cuối mùa mưa.
- Giai đoạn cây dừa đạt từ 4 đến 6 tuổi: Tổng vệ sinh khoảng từ 1 đến 2 lần/năm như dọn dẹp toàn bộ các nhen, tàu dừa khô, bông mo khô dính bù xù trên cây, rọc bỏ các nhen dính quá chặt trên đọt để giúp lá dừa bung nhanh hơn, phát triển tốt hơn. Ngoài ra, việc này còn là biện pháp phòng ngừa loài kiến vương, đuông dừa tấn công cây dừa khá hiệu quả.
Hy vọng thông qua những chia sẻ hữu ích về kỹ thuật, khoảng cách trồng dừa ta, dừa xiêm xanh lùn, dừa mã lai như trên, quý bà con có thể áp dụng thành công trên vườn dừa của mình để thu được năng suất cao nhất. Để tiếp tục cập nhật thêm nhiều kỹ thuật trồng cây khác hoặc cần được tư vấn về các loại thuốc BVTV, quý bà con có thể liên hệ ngay với Việt Nông hoặc theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc chi tiết.