Vú sữa là một loại cây quen thuộc, vừa là cây ăn quả, vừa có thể làm cây cảnh trang trí trước nhà. Việc trồng vú sữa bằng hạt hoặc cành để tránh mất thời gian chờ đợi cây lớn, do đó, nhiều người chọn cách bứng cây lớn về để tiếp tục trồng. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn cần biết cách trồng cây vú sữa mới bứng để đảm bảo cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Dưới đây là kỹ thuật trồng cây vú sữa mới bứng chuẩn xác mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo cây phát triển tốt.
Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của cây vú sữa
Vú sữa là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến tại Việt Nam. Đây là loại cây có thân dẻo và bề mặt hơi sần sùi. Cây vú sữa là cây ăn trái thuộc họ Hồng Xiêm và có nguồn gốc ở đảo Antilles và khu vực Châu Mỹ nhiệt đới. Loại cây trồng này lớn rất nhanh, thân dẻo, có tán lá rộng và chiều cao trung bình lên tới khoảng từ 10 đến 15m.
Hiện nay, cây vú sữa không chỉ đơn thuần là cây ăn quả mà còn được nhiều người trồng để làm cảnh. Loại cây này có nhiều đặc điểm ưu việt như cho bóng mát, thân dẻo nên rất dễ uốn, quả vú sữa chín có màu đẹp, hoa màu trắng có kích thước nhỏ bắt mắt. Chính vì vậy, hiện có rất nhiều người thu mua gốc cây vú sữa để về trồng làm cảnh rất nhiều nhờ vào các ưu điểm như trên.
Làm sao để bứng cây vú sữa đúng cách?
Thông thường, cây vú sữa thường có kích thước lớn, tán cây rộng và gốc to nên khi mua về làm cảnh, người ta chỉ việc bứng lên để mang về trồng. Tuy nhiên, nếu không được bứng đúng cách, cây vú sữa sẽ có khả năng chết yểu, phát triển kém hoặc không ra mầm được. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu rõ về kỹ thuật bứng gốc cây vú sữa đúng cách dưới đây:
- Với cây vú sữa cổ thụ, trước khi đào, bạn nên tiến hành tỉa bớt lá và cành cây để phần trên của cây không bị nặng, khi đào sẽ hạn chế được tình trạng gốc cây bị bật lên.
- Khi đào nên làm ướt gốc cây vú sữa với nước, nhưng lưu ý không làm đất ướt nhão.
- Việc tính toán chiều dài rễ vú sữa cần tương thích với độ lớn của cây. Thông thường, đối với cây vú sữa cổ thụ, bạn có thể tính từ gốc ra với bán kính hình tròn đào dao động từ 60 đến 70cm, cây nhỏ thì cần đào sát hơn. Tuy nhiên, bạn không nên đào quá sát khiến phần rễ cây bị ngắn lại vì như vậy, cây vú sữa sẽ rất khó sống.
- Khi đào, nên bắt đầu đào từ ngoài vào trong, sau khi đào được hình bầu của phần rễ cây thì tiếp tục đào theo chiều sâu ngay gần với bán kính từ rễ cây ra. Sau đó, bạn tiến hành đào dần đến phần rễ phía trong và chặt rễ để lấy cây lên.
- Khi tiến hành chặt rễ, bạn nên dùng rựa hoặc dao thật sắc để tránh tình trạng rễ cây vú sữa bị dập do phải chặt quá nhiều lần.
- Sau khi đào xong, nên để cây vú sữa nằm xuống để cây không bị chảy nhựa.
Xem thêm: cách tưới thuốc kích rễ cho cây mới trồng
Hướng dẫn cách trồng cây vú sữa mới bứng đảm bảo đúng kỹ thuật
Sau khi bứng cây, việc tìm hiểu kỹ thuật trồng cây vú sữa mới bứng là vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa mới bứng đúng kỹ thuật, giúp cây phát triển tốt như sau:
Cách trồng cây vú sữa mới bứng đúng kỹ thuật
Khi bứng xong, bạn nên đợi cây vú sữa chảy hết nhựa và để phàn nhựa cây khô lại, sau đó mới đem đi trồng. Tuyệt đối không nên trồng ngay sau khi vừa bứng xong thì khi đó, cây vú sữa sẽ rất dễ bị thối rễ.
- Chuẩn bị đất trồng vú sữa mới bứng: Đào hố đất lớn hơn bầu đất của gốc cây vú sữa, sau đó tiến hành cho đất và phân ủ đã hoai vào nửa hố. Trước khi trồng vú sữa mới bứng từ 10 đến 15 ngày, bạn cần tiến hành đào hố giữa mô rộng từ 40 đến 50cm và sâu từ 20 đến 25cm, sau đó lắp đầy hố bắt đất đã được ủ hoai.
- Dùng các thanh cây lớn để chống cây vú sữa theo hình kim tự tháp để giúp giữ cây kiên cố khi tưới nước hay có gió mạnh, va chạm,… Cách này giúp cho cây vú sữa mới trồng không bị tác động, tránh tình trạng bị bật gốc, làm đứt rễ vừa bén.
- Sau khi trồng xong, bạn nên tưới nước ngay sau đó, nhưng lưu ý không nên tưới quá nhiều.
- Bạn nên chọn trồng cây ở khu vực trước nhà, nơi có đất thịt, tuyệt đối không nên trồng ở những khu vực có quá nhiều sỏi đá.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa mới bứng
Cách tưới nước
- Tưới nước cho cây vú sữa từ 3 đến 5 lần/tuần nếu điều kiện thời tiết không có nắng quá gắt. Ngược lại, khi thời tiết quá nắng nóng, nhiệt độ cao và cây được trồng ở khu vực đất khô cằn, bạn nên tưới nhiều hơn, khoảng 4 đến 5 lần/tuần.
- Khi tưới nước cho cây vú sữa mới bứng, nên tưới cả cây và đặc biệt không được dùng vòi xịt mạnh để xịt vào phần gốc cây. Bạn có thể để vòi nước chảy từ xa vào gốc cây vú sữa mới trồng để tránh bị xói mòn, úng rễ. Trong mỗi lần tưới nước, bạn nên tưới từ 30 đến 40 lít nước để cho nước thấm sâu vào đất.
- Khi thấy cây bắt đầu nhú mầm lá lên, bạn nên hạn chế tưới nước để tránh làm mầm bị gãy. Hãy chờ đến khi mầm ra lá có màu xanh đậm thì mới tưới nước bình thường trở lại.
Cách bón phân
- Bón từ 2 đến 3 tháng/lần đối với phân hữu cơ, nếu muốn bón phân hóa học, bạn chỉ nên chọn phân lân (bón vào mùa mưa, mùa nắng nên pha loãng với nước và tưới vào gốc vú sữa).
- Bón phân với lượng nhỏ, không nên dội trực tiếp vào phần thân cây hay lá.
- Dọn sạch cỏ xung quanh gốc cây thường xuyên, giúp cho gốc cây thông thoáng rồi mới tiến hành bón phân.
Xem thêm: cách sử dụng đạm cá cho cây sầu riêng
Cách chăm sóc
- Chờ rễ cây vú sữa đã bám chắc, lá đã xanh (khoảng 6 đến 7 tháng) thì mới nên tiến hành tạo dáng.
- Khi phát hiện có sâu bệnh, nên xử lý ngay lập tức trước khi bệnh lây lan, đặc biệt nên quan sát sâu đục thân để phát hiện sớm.
- Tỉa bỏ những cành cây vú sữa bị bệnh.
- Tỉa lá vào mùa đông để cây vú sữa đâm chồi lá mới khi mùa xuân đến.
- Khi cây lớn hơn, bạn nên sử dụng rơm rạ mục để đắp lên gốc cây, giúp cây tránh bị mất nước và hạn chế việc tưới nước.
- Nếu trồng vú sữa mới bứng để làm cảnh, bạn nên làm thêm mái che bằng vải mỏng để che nắng cho cây vào buổi trưa trong 1 đến 2 năm đầu tiên.
Trên đây là hướng dẫn cách trồng cây vú sữa mới bứng đúng kỹ thuật, giúp cây nhanh ra rễ và lên mầm mà Việt Nông đã chia sẻ chi tiết. Hy vọng kỹ thuật trồng cây vú sữa mới bứng như trên sẽ giúp bạn có được cây vú sữa cảnh đẹp và phát triển khỏe mạnh nhất.