Hiện nay phân bón hoá học rất phổ biến vì thế việc làm phân hữu cơ cũng trở nên ít đi. Tuy nhiên, nhiều bà con vẫn muốn tìm hiểu cách làm phân hữu cơ tại nhà vì không chỉ tiết kiệm, bảo vệ được môi trường đất mà còn đem đến hiệu quả bất ngờ cho cây trồng.
Có nhiều cách làm phân hữu cơ, trong đó cách ủ cám gạo tưới rau, bón cây được áp dụng phổ biến nhất. Vậy ủ cám gạo tưới cây như thế nào, có dễ không? Việt Nông sẽ hướng dẫn chi tiết cách ủ cám gạo tưới rau, bón cây hiệu quả tại nhà, vô cùng thuận tiện, bà con cùng theo dõi nhé!
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là loại phân không chứa bất kỳ hoá chất nào và được lên men tự nhiên trong quá trình phân huỷ cũng như tạo ẩm trên dư lượng của các chất hữu cơ. Thông thường phân hữu cơ được làm bằng các thức ăn thừa, chủ yếu là thực phẩm, vỏ trái cây, tro, lá vườn trong sân nhà,….
Phân hữu cơ sẽ được phân thành 3 loại khác nhau:
- Đầu tiên là phân trộn tươi, phân tươi thường được ủ thành đống, từ 2 – 4 tháng. Sau đó được ủ cho cây trồng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên bón trực tiếp vì loại phân này chưa ổn định.
- Thứ hai là phân trộn được ủ từ 5 đến 8 tháng. Loại phân này ổn định trong quá trình phân huỷ mà không tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, thông thường loại phân này không nên sử dụng khi gieo hạt và cấy ghép.
- Cuối cùng là phân trộn theo 12 tháng, 18 tháng hay 28 tháng là loại phân ổn định nhất. Đây là loại phân có thể bón trực tiếp vào cây, rễ hoặc hạt, thích nghi trong trường hợp bón vào đất cho cây trồng trong chậu hay gieo hạt lại.
Ưu nhược điểm của phân ủ hữu cơ
Ưu điểm
- Tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra bổ sung thêm chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho và kali.
- Giúp phân hủy xác thực vật và xác động vật hoang dã trong đất và hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn
- Ngoài ra, còn giúp tăng sinh vật có lợi trong cây.
- Ưu điểm vượt trội của phân hữu cơ là tái tạo cấu trúc đất thích hợp cho việc nuôi trồng, chăm bón.
Nhược điểm
Có hàm lượng dinh dưỡng thực vật thấp Giải phóng những chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng thường sẽ mất nhiều thời hạn hơn phân bón hóa học Đắt hơn phân hóa học khi so sánh về giá trên một cty trọng lượng chất dinh dưỡng thực vật.Việc sử dụng phân hữu cơ kém hoàn toàn có thể gây hại cho cây trồng, ví như sử dụng phân chưa qua xử lý nhiệt, không qua xử lý nhiệt, bệnh tật và sâu bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện.Có thể gây ra dịch bệnh sau này.
Có thể thấy phân hữu cơ có cả ưu và nhược điểm, khi đã biết được ưu và nhược điểm của phân hữu cơ thì toàn bộ chúng ta cần bón cho thích hợp để nâng cao hiệu suất cao sử dụng của đất và phát huy tối đa quyền lợi của sản xuất nông nghiệp.
Cám gạo có gì mà ủ bón cho rau cực tốt?
Cám gạo là một loại bột hạt giống như một lớp phấn mỏng nằm ngay giữa hạt gạo và lớp vỏ trấu, Sau khi được xay xát lúa để cho ra hạt gạo thì màng bọc hạt gạo và vỏ trấu đồng thời được tách ra lúc này chúng ta thu được cám gạo.
Đối với số lượng nhiều chúng ta có được thành phẩm là bột cám gạo. Tuy nhiên ở lần đầu tiên sau khi tách ra bột cám gạo lần khá nhiều sạn và tạp chất nên khi sử dụng chúng ta phải lọc sạch tạp chất.
Tuy nhiên giá thành cám gạo sẽ thấp hơn so với hạt gạo, nhưng thành phần dinh dưỡng lại chiếm tới 65% các chất của trong hạt gạo.
Đặc biệt, cám gạo có những thành phần như sau: Gluxit, protein, lipid, và các nguyên tố vi lượng như vitamin B6, E,B1 và khoáng chất thiết yếu khác. Không những thế cám gạo sau khi thủy phân có vị ngọt và thơm, đồng thời trong cám gạo có đường gluco rất cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật.
Ngoài đường glucose ra trong cám gạo còn có các nguồn Vitamin và khoáng hữu cơ như vitamin B1, B6, B12, Canxi, Lân rất tốt cho việc cung cấp dinh dưỡng cho lợi khuẩn trong hệ sinh th
Ngoài ra, cám gạo sau khi thủy phân còn thể dùng làm nguyên liệu cần thiết trong khâu cung cấp thức ăn cho các loại vi khuẩn.
Hướng dẫn cách ủ cám gạo tưới rau, bón cây hiệu quả tại nhà
Nguyên liệu
- Bã đậu hay cám gạo hoặc bã cà phê.
- Một nấm đối kháng hay còn gọi là trichoderma.
- Dung dịch EM, bạn có thể thay thế 1 lit EM bằng 1 lít rỉ mật hay 1kg đường đỏ.
Cách ủ cám gạo tưới cây
- Bước 1: Lấy 1 lít EM pha loãng với 10 lít nước.
- Bước 2: Cho cám gạo vào đảo đều, trong 1 đến 2 tuần đầu, bạn phải đảo cám liên tục 1 lần/ngày.
- Bước 3: Thời gian ủ 15 – 20 ngày. Phân hữu cơ ủ từ cám gạo thành công có màu nâu sẫm, các thành phần hoai mục và nhiệt độ bao phân ủ trở về nhiệt độ thường. Phân cám gạo có mùi thơm lên men, hơi chua nhẹ và không có mùi hôi thối.
- Bước 4: Bạn chỉ cần bảo quản và sử dụng phân cám gạo bón cho rau.
Những lưu ý quan trọng
- Đối với ủ cám trong thùng kín trong vòng 1 tháng. Còn với bã đậu thời gian ủ là 15 ngày là có thể dùng được. Khi dùng lấy khoảng 0.5kg bã đã ủ pha với 20 lít nước để tưới, tuần tưới 1 – 2 lần tùy vào thời kỳ phát triển của cây.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy nước vo gạo, nước đã qua sử dụng hay các loại rau củ, khoai và vỏ chuối,… cho vào một hay nhiều chậu khác nhau rồi đậy kín. Sau đó lấy nước đã tích độ pha loãng cùng với bã ủ để tưới cho cây 2 lần/ tuần.
- Đối với những loại ăn quả như cà chua, su hào, củ cải, dưa leo, đậu, dâu tây,… nếu được bổ sung thêm những loại phân như thế này thì quả ăn sẽ rất ngọt hơn so với quả được trồng chỉ tưới từ nước lã nhé!
Hi vọng qua bài viết hướng dẫn cách ủ cám gạo tưới rau, bón cây mà Việt Nông chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để có thể làm ngay loại phân bón này bón ngay cho vườn nhà mình, giúp cây phát triển xanh tươi nhé.