Có không ít người cho rằng việc trồng mía tím tại nhà khá phức tạp, nhưng trên thực tế, chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản và áp dụng cách chăm sóc đúng thì bạn đã có thể có được vườn mía tím thơm ngon tại nhà. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Việt Nông tìm hiểu cách trồng mía tím trong chậu tại nhà chuẩn, giúp cây phát triển tốt và đạt năng suất cao trong bài viết dưới đây.
Cây mía tím có trồng được trong chậu không?
Tương tự như nhiều loại mía khác, cây mía tím cần độ ẩm cao và có khả năng chịu nhiệt tốt nên có nhiều người cho rằng loại cây này chỉ thích hợp khi trồng tại các vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trồng mía tím trong chậu ngay tại nhà một cách dễ dàng để thu hoạch được năng suất cao nếu đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng mặt trời cần thiết.
4 cách trồng mía tím trong chậu tại nhà siêu đơn giản
Sau đây là cách trồng mía tím tại nhà trong chậu đúng cách mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để có được những cây mía ngon ngọt:
Thời vụ trồng mía tím
Cây mía tím thích hợp trồng trong chậu vào từng thời điểm khác nhau tùy theo khu vực bạn sinh sống, cụ thể:
- Miền Bắc: Trồng mía tím vào vụ Đông Xuân (tháng 11 – tháng 3 năm sau) và thu hoạch được từ tháng 10 – tháng 1 năm sau.
- Vùng Tây Nguyên: Vào mùa mưa (tháng 4 – tháng 6), nếu chủ động được nguồn nước tưới mía thì có thể trồng từ tháng 11 – tháng 3 năm sau.
- Đông Nam Bộ: Vụ đầu từ tháng 5 – tháng 6 và thu hoạch mía được từ tháng 3 – tháng 4 năm sau. Đối với vụ mía tím cuối mùa mưa sẽ từ tháng 10 – tháng 11 và thu hoạch từ tháng 8 – tháng 9 năm sau.
- Tây Nam Bộ: Mùa trồng mía tím chính bắt đầu từ tháng 4 – tháng 6 và thu hoạch được từ tháng 1 – tháng 3 năm sau.
Cách chọn giống
Để có được năng suất cao khi thu hoạch mía tím, ngay từ bước ban đầu, bạn cần chọn được giống tốt, kháng bệnh hiệu quả với các điều kiện như sau:
- Tuổi mía tím dao động từ 6-8 tháng.
- Chọn loại mía tơ hoặc gốc mía tím sẽ tốt nhất.
- Đội thuần của cây mía tím làm giống cần đạt trên 98%.
- Mía tím sinh trưởng và phát triển tốt, cây thẳng.
- Phân thân mía phải có ít nhất 2-3 mắt mầm.
- Cây mía tím không bị nhiễm bệnh.
Lưu ý: Thông thường, khi trồng mía tím tại nhà, mọi người thường chọn cây gốc cắt thành đoạn, mỗi đoạn nên có ít nhất 6 chồi để nâng cao cơ hội cây nảy mầm.
Chuẩn bị chậu trồng mía tím tại nhà
Để áp dụng thành công cách trồng mía tím trong chậu tại nhà, bạn cần chuẩn bị chậu hoặc khay trồng phù hợp. Tiếp đến, hãy cho phân trộn đã được ủ và thêm một phần cát vào bên trong chậu trồng mía tím. Nếu trồng mía tím với mục đích để làm cây cảnh, bạn có thể chọn các loại chậu có trang trí hoa văn đẹp mắt để giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho cả khu vườn nhà.
Quy trình trồng mía tím vào chậu
Quy trình trồng cây mía tím vào chậu tại nhà chỉ bao gồm các thao tác đơn giản như sau:
- Đặt khúc mía tím đã chuẩn bị vào chậu theo chiều ngang và phủ lên trên thêm một lớp phân trộn dày khoảng 4-5cm.
- Tưới nước sau khi trồng và cần thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây.
- Có thể dùng nilon phủ lên toàn bộ chậu trồng mía tím để giúp giữ ẩm tốt hơn cho cây sau khi tưới.
- Đặt chậu trồng mía ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và tưới lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy cây mía tím giống mọc lên những chồi mới, đợi đến khi mầm phát triển mạnh hơn và cao tầm 7.5cm, bạn có thể tách chúng ra và trồng vào chậu riêng để tạo không gian rộng rãi hơn.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây mía tím trồng trong chậu tại nhà
Dưới đây là cách chăm sóc chậu mía tím tại nhà để cây phát triển tốt, ngon ngọt và cho năng suất cao khi đến mùa thu hoạch:
- Cây mía phát triển khá nhanh chóng và rậm rạp, nên khi thấy cây trưởng thành đến mức vừa đủ, bạn có thể tách và cấy vào những chậu khác lớn hơn.
- Vì là loài cây đòi hỏi độ ẩm cao nên bạn nên tưới ẩm thường xuyên để đất trong chậu trồng mía tím luôn đạt độ ẩm cần thiết.
- Thăm cây thường xuyên và chú ý loại bỏ những lá mía chết ở gốc, làm sạch cỏ dại mọc chen trong chậu trồng. Bạn cần duy trì thực hiện điều này cho đến khi cây mía tím phát triển mạnh, đủ lớn để tạo bóng râm và tự lấn át được cỏ dại xung quanh.
- Bón phân cho cây mía tím bằng những loại phân bón có chứa hoạt chất nitơ để cây phát triển mạnh mẽ và lớn nhanh hơn. Ngoài ra, nếu có sẵn tại nhà, bạn cũng có thể tận dụng phân gà để bón cho chậu mía tím.
Trên đây là 4 cách trồng mía tím tại nhà trong chậu cùng hướng dẫn chăm sóc cụ thể mà Việt Nông đã tổng hợp và chia sẻ. Rất mong qua đó, bạn sẽ áp dụng thành công và trồng được vườn mía tím phát triển nhanh, khỏe, tươi tốt và cho năng suất cao trong khu vườn nhà mình!