Thời vụ, khoảng cách và kỹ thuật trồng chanh dây bằng hạt

Chanh dây không chỉ là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà còn mang đến rất nhiều công dụng rất nhau. Tại nhiều địa phương, các mô hình trồng chanh dây có thể giúp cho bà con có được nguồn thu nhập tốt hằng năm. Chính vì vậy, để thu lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập, bà con cần tuân thủ đúng khoảng cách trồng chanh dây, cách chăm sóc sao cho hiệu quả. Qua bài viết dưới đây, Việt Nông xin được chia sẻ những thông tin về thời vụ, khoảng cách và hướng dẫn cách trồng chanh dây bằng hạt cho năng suất cao mà bà con có thể tham khảo.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG CHANH DÂY BẰNG HẠT CHI TIẾT TỪ A-Z

Thời vụ trồng chanh dây

Trước khi tìm hiểu kỹ thuật và khoảng cách trồng chanh leo, bà con nên xác định được thời vụ trồng chanh dây thích hợp để đảm bảo năng suất cao. Thông thường, thời vụ trồng chanh dây sẽ bắt đầu vào đầu mùa Xuân, ngay sau khi đợt sương giá vừa kết thúc. Tuy nhiên, bà con hoàn toàn có thể bắt đầu trồng chanh dây sớm hơn nếu có điều kiện đầu tư nhà màng.

Ngoài ra, chanh dây là một loại thực vật nhiệt đới, nguồn gốc xuất phát từ khí hậu nóng ẩm và sẽ tiếp tục ra hoa, kết trái quanh năm nếu như được trồng ở những vùng có khí hậu luôn ấm áp.

Cây chanh dây thường được trồng khi đợt sương giá vừa kết thúc, vào khoảng đầu xuân

Chuẩn bị đất trồng chanh dây

Bà con có thể trồng cây chanh leo trên mọi địa hình khác nhau, thích hợp nhất với những loại đất giàu chất hữu cơ, có độ thoáng xốp cao như đất đỏ Bazan, đất thịt nhẹ,… Lưu ý nên tránh trồng cây chanh dây ở những nơi có đất quá chua hoặc quá kiềm thì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Dưới đây là các bước chuẩn bị đất trồng chanh dây mà bà con có thể tham khảo:

  • Làm sạch cỏ dại và tiến hành cào san cho mặt đất trở nên bằng phẳng.
  • Trên những địa hình đất dốc, bà con nên tạo các rãnh thoát nước để tránh tình trạng xói mòn, rửa trôi.
  • Đào các hố trồng với kích thước 60 x 60 x 60cm và bỏ lớp đất mặt sang 1 bên. Sau đó, bà con bón vôi 0.5kg/hố và bón lót phân chuồng với lương khoảng 10-15kg cùng với 0.5kg lân mỗi hố. Cuối cùng, hãy trộn đều các loại phân bón trên với lớp đất mặt.

Xem thêm: lý do chanh dây bị vàng héo, rụng hết lá và cách chữa trị

Gợi ý các khoảng cách trồng chanh dây

Nếu trồng chanh leo xen canh với các loại cây khác (thường là cây tiêu hoặc cây cà phê con), mật độ mà bà con nên duy trì là:

  • Khoảng cách 5m x 5m – mật độ 400 cây chanh dây/ha.
  • Khoảng cách 5m x 4m – mật độ 500 cây chanh dây/ha.
  • Khoảng cách 4m x 4m – mật độ 625 cây chanh dây/ha.

Nếu trồng luân canh cây chanh dây, bà con có thể duy trì khoảng cách và mật độ cụ thể như sau:

  • Khoảng cách 3m x 3m – mật độ 1000 cây chanh dây/ha (dạng giàn truyền thống).
  • Khoảng cách 3m x 2m – mật độ 1800 cây chanh dây/ha (dạng giàn thẳng đứng).

Cách trồng chanh dây bằng hạt chi tiết

  • Bà con nên chọn mua hạt chanh dây tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo hạt có độ nảy mầm tốt, cho ra cây giống chất lượng.
  • Ngâm hạt chanh dây trong nước ấm từ 30-40 độ C (pha khoảng 2 sôi 3 lạnh) từ 12-24 giờ. Sau đó, hãy vớt hạt giống chanh dây ra và ủ ấm thêm 1 giờ cho đến khi thấy hạt nứt vỏ thì có thể đem gieo vào khay ươm.
  • Khay ươm hạt chanh leo nên được đặt ở nơi râm mát, có ít ánh nắng.
  • Tưới nước đều đặn cho cây chanh dây mỗi ngày sau khoảng 2-3 tuần sẽ thấy hạt giống nảy mầm. Sau 6 tuần, cây chanh dây đạt được chiều cao 20cm thì bà con có thể bắt đầu chọn cây giống tốt để trồng.
  • Khi trồng nên nhẹ nhàng đào cây chanh dây con, chú ý đến bộ rễ và cho bầu mới vào chậu, sau đó tưới nước ngay.
  • Giai đoạn cây chanh dây còn non, bà con nên dùng lưới che nắng để tạo bóng mát.
Sau khi trồng cây chanh dây xong nên chú ý tưới nước ngay

Làm giàn leo cho chanh dây

  • Giàn truyền thống: Dùng cọc tre xen kẽ với cọc bê tông cứng, chắc chắn và cách đều nhau. Phía trên, bà con dùng dây kẽm để đan lưới hình ô vuông và buộc cố định lại vào đầu cọc tre và cọc bê tông.
  • Giàn chữ T cọc đôi: Bà con trồng cọc tre thành từng cặp với khoảng cách 1m, thanh ngay từ 2.5-3m. Mỗi đôi cọc sẽ cách nhau khoảng từ 4-4.5m, mỗi hàng cách 3m. Sau đó, bà con sử dụng kẽm 3 ly để buộc cố định đầu cọc và các thanh ngang lại. Cuối cùng, tiến hành dùng dây kẽm 2 ly trên các thanh ngang để tạo thành lưới cho cây leo, khoảng cách giữa các dây là 50cm.
  • Giàn chữ T cọc đơn: Cắm cọc cách nhau khoảng 3m, thanh ngang từ 1.2-1.5m, chiều cao cọc khoảng 3m, chôn sâu dưới đất 0.5m.

Xem thêm: bón lân cho cà phê vào thời điểm nào

Hướng dẫn cách chăm sóc cây chanh dây cho năng suất cao

Cả kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây đều rất quan trọng, vậy nên sau khi đã tìm hiểu cách trồng chanh dây bằng hạt, bà con nên nắm rõ một số cách chăm sóc chanh dây hiệu quả dưới đây:

Tưới nước

Cây chanh dây cần độ ẩm khá cao, nhưng lại không chịu được tình trạng ngập úng. Vậy nên, bà con cần đảm bảo duy trì tưới nước cho cây chanh leo 2 lần/ngày. Khi cây đến thời điểm ra hoa, đậu trái, nuôi trái lớn thì cần tăng lượng nước tưới lên cho thích hợp.

Để tiết kiệm nước, nhiều bà con chọn cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt xung quanh gốc cây chanh leo. Đây là biện pháp khá tốt để duy trì độ ẩm thích hợp mà cây chanh leo cần. Khi đến mùa mưa, bà con nên theo dõi tình trạng nước thường xuyên, chú ý tiêu nước kịp thời để rễ cây chanh dây không bị ngập úng.

Bón phân

  • Giai đoạn chanh dây từ 1-6 tháng: Tổng lượng phân cần thiết/gốc chanh dây gồm 430g đạm ure, 285g kali và 750g phân super lân. Trong đó, đạm ure và kali sẽ được chia làm 2 lần bón: 20 ngày sau khi trồng và lần tiếp theo cách lần đầu 15 ngày. Phân lân sẽ được chia đều thành 2 lần bón: 60 ngày sau khi trồng và lần tiếp theo là sau 150 ngày trồng.
  • Giai đoạn chanh dây từ 7 tháng trở lên: Tổng lượng phân cần thiết/gốc/năm bao gồm 1kg đạm ure, 1.6kg phân kali, 1.5kg phân lân. Trong đó, đạm và kali được chia làm 20 lần bón/năm, 15 ngày/lần. Phân super lân được chia đều thành 3 lần/năm.

Xem thêm: tác dụng của bột ngọt với cây trồng

Bà con nên tuân thủ kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh leo để cây cho năng suất cao

Tỉa cành

Trong suốt quá trình trồng, chăm sóc và đến khi thu hoạch trái chanh dây, bà con cần tiến hành tỉa những cành như:

  • Cành mọc quá dày, mọc lên lộn xộn.
  • Cành chanh dây bị sâu hại.
  • Những cành không phát triển, còi cọc, bị che lấp ở phía dưới.
  • Các cành cây có tốc độ sinh trưởng khác thường.
  • Cành không còn khả năng đậu quả mới.
  • Cành bị chột, đã từng cho quả ở những vụ trước.
  • Lá vàng ở dưới gốc cây, lá già, bị sâu bệnh.
  • Lá trên những cành không sai quả.
  • Lá tại những vị trí sai quả.

Khi thực hiện đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây, bà con có thể thu hoạch quả ổn định 2 lần/năm, với năng suất trung bình khoảng 100 tấn/ha/năm. Hy vọng thông tin về kỹ thuật, khoảng cách trồng chanh dây được Việt Nông tổng hợp qua bài viết trên sẽ giúp bà con trồng loại cây này thành công, mang đến năng suất và hiệu quả kinh tế cao như mong đợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *