Kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc và Nam khác nhau không?

Gần đây, măng tây rất được nhiều hộ gia đình ưa chuộng và trồng ngay tại vườn nhà bởi không chỉ có độ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Hiện vẫn có không ít người nghĩ việc trồng măng tây không hề dễ dàng, nhưng trên thực tế lại ngược lại. Nếu trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, cây măng tây sẽ cho thu hoạch sau 6 tháng và có thể duy trì khai thác trong suốt 10 năm. Vậy kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc và miền Nam có gì khác nhau, nên chú ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng măng tây ở miền Nam và Bắc chi tiết qua bài viết dưới đây của Việt Nông.

Kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc và Nam có gì khác nhau?

Trước khi trồng măng tây, có không ít người thắc mắc liệu kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc và Nam liệu có khác gì nhau không? Trên thực tế, kỹ thuật trồng măng tây ở miền Nam và Bắc sẽ không quá khác biệt. Điểm khác biệt lớn cần lưu ý khi trồng măng tây ở 2 miền này chính là cách chăm sóc, thời tiết và yếu tố nhiệt độ.

Cây măng tây chủ yếu sinh trưởng tốt hơn ở những vùng có khí hậu ôn hòa nên thường sẽ được trồng nhiều hơn ở những vùng miền Bắc. Nhiệt độ lý tưởng để măng tây sinh trưởng nhanh và phát triển tốt trong khoảng từ 15 – 30 độ C. Tại đây, cây măng tây thường được trồng 2 vụ trong năm: vụ đông và xuân hè, cụ thể như sau:

  • Vụ thu đông: Hạt giống cây măng tây được ươm vào cuối tháng 8 – tháng 9 và cho thu hoạch vào khoảng tháng 2 – tháng 3 năm sau.
  • Xuân hè: Hạt măng tây giống nên được gieo từ cuối tháng 2 – đầu tháng 4 và cho thu hoạch từ tháng 9 – tháng 10.
Kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc và miền Nam thường không có sự khác biệt quá lớn

Hướng dẫn kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc và miền Nam cơ bản

Làm đất trồng măng tây

Đất thích hợp để trồng măng tây là đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt nhẹ có pha cát hoặc những loại đất đáp ứng được các điều kiện như giàu mùn, có độ tơi xốp cao, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt,… 

Trước khi trồng măng tây 2 tháng, bạn cần tiến hành làm đất kỹ, dọn sạch cỏ, phơi ải, xử lý mầm bệnh triệt để. Sau khoảng 15 ngày, bạn có thể rải vôi tại vườn trồng măng tây và bổ sung thêm lớp cát đen có độ dày 30cm lên mặt đất (bỏ qua nếu bạn trồng măng tây ở đất có pha cát tự nhiên).

Để giúp đất tăng độ phì nhiêu, bạn nên bón lót lần 1 với phân chuồng đã ủ hoai mục, phân xanh, phân vi sinh hoặc phân hữu cơ,… Lưu ý, bạn có thể tận dụng thêm các loại phân xanh có sẵn trong vườn nhà như rơm rạ, vỏ của cây họ đậu, vỏ trấu,… để bón lót.

Ươm hạt giống măng tây

  • Vỏ hạt giống măng tây có độ cứng cao, do đó trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt trong nước nóng có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong 24 giờ. Cách 1 giờ ngâm nên thay nước khác và chà hạt 1 lần.
  • Ủ hạt măng tây trong khăn ẩm trong 24 giờ, sau đó rửa sạch hạt và tiếp lục lặp lại công đoạn ủ như trên. Sau 2 ngày ủ sẽ thấy hạt giống măng tây nứt nanh và nảy mầm.
  • Tiến hành gieo hoạt với hỗn hợp đất được trộn theo tỷ lệ bao gồm 2 phần đất sạch + 1 phần đất hữu cơ + 1 phần xơ dừa/tro trấu.
  • Gieo hạt măng tây với độ sâu từ 1-2.5cm, trên mặt chậu, luống gieo hoặc bầu ươm nên phủ thêm một lớp mùn mục rồi tưới nước đủ ẩm.

Xem thêm: cách trồng nấm rơm tại nhà

Ươm hạt giống măng tây sau khoảng đủ độ cứng cáp rồi mới nên mang cây trồng ra vườn

Trồng măng tây ra vườn

Sau khi gieo xong, bạn nên để cây măng tây phát triển trong vườn ươm từ 3-6 tháng để cây khỏe mạnh và đủ độ cứng cáp. Cho đến khi thấy cây phát triển xanh mướt, khỏe mạnh, thân đạt đến độ cao từ 25-30cm thì có thể mang ra vườn trồng.

  • Đào hố sâu khoảng 50cm và nhẹ nhàng đặt cây măng tây vào giữa rồi lấp đất lại. Khoảng cách giữa các cây măng tây thích hợp sẽ dao động từ 40-50cm.
  • Lấy đất ở 2 bên mép của luống trồng vun gốc cây măng tây để giúp cây đứng thẳng và bảo vệ tốt phần rễ.
  • Cung cấp đủ độ ẩm cho vườn măng tây mỗi ngày bằng cách tưới nhỏ giọt, tưới thấm hoặc có thể áp dụng phương pháp tưới 1 giờ – nghỉ 1 giờ.

Cách chăm sóc cây măng tây nhanh lớn, phát triển tốt

Tưới nước

Măng tây là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày, do đó loại cây này cần được cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Vào những ngày nắng gắt, bạn nên chú ý tưới cây măng tây từ 2-3 lần/ngày. Trong những ngày mùa mưa, hãy kiểm tra thường xuyên hệ thống thoát nước để tránh tình trạng măng tây bị ngập úng. Trong trường hợp bị ngập úng quá 24 giờ, chồi măng tây sẽ rất dễ bị cong vẹo, thối rễ và chết gốc.

Bón phân

Sau khi trồng được 15 ngày, bạn cần tiến hành bón thúc lần đầu cho vườn măng tây bằng phân NPK 15-15-15 pha loãng với nước và tưới vào phần gốc. Sau đó, hãy vun gốc để cây măng tây phát triển tốt hơn.

Bạn tiếp tục thực hiện việc bón phân định kỳ khoảng 15 ngày/lần cho đến trước thời điểm thu hoạch 15 ngày. Lưu ý khi bón phân, có thể sử dụng phân NPK 16-16-8 kết hợp cùng với một số loại phân bón vi sinh khác để cung cấp dưỡng chất cho cây măng tây.

Bón phân, vun gốc măng tây định kỳ để cây phát triển nhanh và tốt

Làm cỏ, cắt tỉa măng tây

Khi trồng măng tây, bạn nên chú ý làm cỏ sạch để cây phát triển tốt. Sau khoảng từ 4-5 tháng trồng, khi thấy đường kính của cây măng tây mẹ đạt từ 10-12mm và có lá chuyển dần sang màu xanh đậm, bạn nên cắt bớt phần ngọn để giúp cây phì to gốc hơn, kích thích măng tơ trổ nhiều và tăng năng suất thu hoạch.

Khi thấy cây măng tây mẹ đã già, cho năng suất kém, chất lượng không đảm bảo, bạn cần tiến hành cắt bỏ chúng đi. Đến giai đoạn cây măng tây chuyển thành màu vàng, bạn cần cắt bỏ cây mẹ và dưỡng những cây măng tây tơ. Thông thường, mỗi cây măng tây mẹ sẽ có chu kỳ phát triển khoảng từ 2-3 tháng.

Phòng trừ sâu bệnh trên cây măng tây

Khi trồng măng tây, bạn nên quan sát chú ý các loại sâu bệnh có thể tấn công như:

  • Sâu xanh, sâu đất, côn trùng gây hại khác: Làm đất thật kỹ và sạch cỏ, duy trì độ ẩm lý tưởng, vun luống cao thường xuyên.
  • Rệp, rầy, bọ trĩ: Xuất hiện chủ yếu vào mùa khô, thời tiết nóng nên bạn cần tưới nước thường xuyên và đủ lượng, làm đất thật thông thoáng, tơi xốp.
  • Nấm, sương mai,…: Dùng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu với liều lượng khuyến cáo và đặc biệt nên ưu tiên dùng thuốc vi sinh, có nguồn gốc thảo mộc,… để đảm bảo an toàn.

Hy vọng qua nội dung trong bài viết trên, các bạn đã có thể nắm được sự khác nhau giữa kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc và miền Nam. Bên cạnh đó, với hướng dẫn trồng măng tây cụ thể trên đây, rất mong bạn sẽ trồng thành công loại cây dinh dưỡng này và thu hoạch với năng suất, chất lượng cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *