Xương rồng là một trong những loại cây cảnh có sức sống vô cùng dẻo dai và mãnh liệt, có thể sinh sống và phát triển tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong quá trình trồng xương rồng, nhiều người vẫn thường gặp phải tình trạng cây bị héo và có nguy cơ chết nhưng không rõ nguyên nhân từ đâu. Hãy cùng Việt Nông tìm ra nguyên nhân khiến cây xương rồng bị héo và 4 cách cứu cây sắp chết qua bài viết dưới đây.
Cây xương rồng bị héo do đâu?
Nếu bạn đang trồng xương rồng và thấy chúng bị héo chứng tỏ cây của bạn đang gặp nguy hiểm, có nguy cơ chết dần đi. Chính vì vậy, khi trồng xương rồng, bạn nên chú ý đến nguyên nhân khiến xương rồng bị héo dưới đây để kịp thời nhận biết và tìm cách khắc phục:
- Cây xương rồng bị héo do thiếu nước trầm trọng khiến cho 1 phần của cây bị quắt lại, nhăn nheo hoặc có biểu hiện héo úa.
- Xương rồng bị héo do nhận được lượng ánh sáng quá ít, không đủ nhu cầu khi không được người trồng tắm nắng thường xuyên.
- Xương rồng héo úa bắt nguồn từ việc đất trồng cây không đạt tiêu chuẩn: không thoáng khí, thiếu độ tơi xốp, không chứa đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây.
- Cây xương rồng không được bón phân đầy đủ trong các thời kỳ phát triển quan trọng nên dần héo và có nguy cơ chết đi.
- Trong một số trường hợp ít xảy ra, cây xương rồng bị héo còn có thể do một số bệnh lý gây ra.
Gợi ý 4 cách cứu cây xương rồng sắp chết
Tưới thêm nước khi thấy xương rồng bị héo
Nếu thấy 1 phần của cây xương rồng có dấu hiệu héo úa, quắt lại và nhăn nheo hơn thì chứng tỏ cây đang cần được cung cấp thêm nước. Nếu thấy đất đã khô kiệt, bạn cần tưới đẫm cho đến khi thấy có nước chảy ra khỏi phần đáy chậu xương rồng.
Ngược lại, nếu đất không bị khô thì rất có thể cây xương rồng đang gặp phải tình trạng úa vàng. Bạn có thể nhận biết tình trạng này bằng cách quan sát thấy hình dáng cành xương rồng bị hóp lại do thiếu ánh sáng. Vì vậy, hãy dời ngay chậu xương rồng ra phía cửa sổ ở hướng nam hoặc tây để cây nhận đủ lượng ánh sáng cần thiết.
Xem thêm: Lý do cây hương thảo bị khô héo
Cắt bỏ những phần xương rồng bị thối rữa
Tất cả các phần có màu nâu hoặc đen trên cây xương rồng đều cần được cắt bỏ kịp thời. Hiện tượng thối rữa trên cây xương rồng có thể xuất phát từ việc người trồng tưới quá nhiều nước, khiến cho nấm bệnh xuất hiện. Nếu thấy đất bị ướt sũng, bạn nên lấy cây xương rồng ra và trồng lại trong hỗn hợp đất trộn đúng tỷ lệ (2 đất vườn + 2 cát thô + 1 than bùn). Nếu như đất không quá ướt, bạn nên đợi cho đất trong chậu khô hoàn toàn trước khi tưới thêm nước cho xương rồng.
Kiểm tra hiện tượng vàng trên vỏ xương rồng
Khi kiểm tra, nếu thấy các phần vỏ xương rồng ở phía có nắng chiếu bị chuyển sang vàng hoặc nâu thì đồng nghĩa cây đang bị phơi nắng quá mức cần thiết. Bạn cần nhanh chóng dời chậu xương rồng đến nơi mát hơn, chẳng hạn như cửa sổ hướng đông để đón nắng nhẹ hơn.
Sau đó, tiếp tục chờ cây xương rồng có phản ứng ra sao khi được dời sang vị trí có bóng mát nhiều hơn. Nếu nhận thấy tình trạng vàng trên vỏ cây không cải thiện sau vài tuần, bạn hãy nhanh chóng cắt bỏ đi phần bị đổi màu đó, chỉ nên để lại các phần xương rồng còn xanh tốt.
Diệt trừ côn trùng hại xương rồng
Những loại sâu bọ gây hại chủ yếu cho cây xương rồng chính là nhện đỏ và rệp sáp. Loài nhện đỏ có màu đỏ, kích thước tương đối nhỏ và chăng mạng như giấy giữa các gai của cây xương rồng. Rệp ráp sẽ có màu trắng như phấn, kích thước nhỏ li ti và xuất hiện trên xương rồng theo từng cụm.
Để diệt trừ hiệu quả cả 2 loại sâu bọ gây hại này, bạn có thể sử dụng bông gòn có tẩm cồn để tiến hành tẩy rửa bằng cách xoa trực tiếp lên trên phần xương rồng bị nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc trừ nhện hại cây (miticide) để tiêu diệt tận gốc loài nhện đỏ.
Xem thêm: kin kin bul cho hoa lan có độc không
Biện pháp chăm sóc xương rồng khỏe mạnh lâu dài
Sau khi cứu xương rồng sắp chết thành công, để cây phát triển khỏe mạnh lâu dài, bạn nên chú ý các vấn đề dưới đây trong suốt quá trình chăm sóc cây:
- Dùng hỗn hợp đất thích hợp để trồng xương rồng với tỷ lệ đất trồng như trên. Hỗn hợp đất này sẽ giúp cho cây xương rồng thoát nước tốt, đất cũng không bị cứng lại khi khô. Ngoài ra, bạn nên sử dụng chậu đất sét để trồng xương rồng vì chạy này có độ nặng nhất định, giúp hạn chế tình trạng cây bị lật.
- Chỉ nên tưới xương rồng khi thấy đất khô.
- Điều chỉnh lịch tưới cây xương rồng theo mùa bởi nhu cầu nước tưới của xương rồng sẽ tùy thuộc vào từng mùa khác nhau. Vào mùa xương rồng sinh trưởng (tháng 3 – tháng 9) sẽ cần tưới trung bình 1 lần/tháng. Vào mùa ngủ đông (tháng 9 – tháng 12), bạn chỉ nên tưới tối đa 1 lần/tháng khi thấy đất thật sự khô.
- Cung cấp đủ ánh sáng: Hầu hết các giống xương rồng đều cần nhiều ánh sáng mặt trời để phát triển, do đó người trồng cần chú ý đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng.
- Nhiệt độ: Trong thời kỳ ngủ đông, xương rồng ưa nhiệt độ mát hơn. Cụ thể, nhiệt độ thích hợp vào ban đêm khi ngủ đông sẽ dao động từ 7-16 độ C.
- Trồng lại cây tùy theo độ tăng trưởng: Khi thấy phần ngọn xương rồng phát triển nặng đến mức chậu cây cũ không còn trụ được, bạn nên trồng lại cây sang chậu khác to hơn. Lưu ý cần cắt bỏ rễ chết, thối,… khi trồng lại cây.
- Bón phân có hàm lượng nitơ thấp cho cây xương rồng, ví dụ như các loại phân bón có tỷ lệ nitơ – photpho – kali lần lượt là 10 – 30 – 20.
Hy vọng từ những chia sẻ thiết thực của Việt Nông về các lý do khiến xương rồng bị héo cùng 4 cách cứu cây sắp chết như trên, bạn có thể chăm sóc tốt, đảm bảo xương rồng không bị héo và phát triển khỏe mạnh.