Lý do xương rồng tai thỏ bị ghẻ nấm trắng và 3 thuốc đặc trị

Xương rồng là loại cây có khả năng thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt nhất. Loại cây này được đánh giá có sức sống bền bỉ trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên có rất nhiều người đem xương rồng về trồng thì thường hay xảy ra các vấn đề như bị úng nước, mềm thân đặc biệt là bệnh xương rồng bị ghẻ. Vì vậy bài viết dưới đây Việt Nông sẽ chia sẻ về bệnh ghẻ nấm trắng của cây xương rồng tai thỏ cũng như thuốc đặc trị hiệu quả nhất hiện nay.

Thông tin về xương rồng tai thỏ bị nấm trắng

Xương rồng bị ghẻ là bệnh gì?

Khi chăm sóc xương rồng nhưng không đúng cách thì xương rồng dễ mắc phải căn bệnh này đặc biệt là xương rồng tai thỏ. Bệnh ghẻ nấm trắng ở xương rồng còn có tên gọi khác là bệnh thối gốc. 

Bệnh này thường xuất hiện ở phần gốc và thường dấu hiệu của bệnh là xuất hiện những đốm thối chứa nhiều nước có màu nâu đen hoặc màu xám. Ngoài ra nơi tiếp giáp giữa các mô đã bị bệnh và chưa bị sẽ có các chấm mốc có màu đỏ tím hoặc màu trắng. Những đốm này lan rộng ra thì toàn thân sẽ nhiệm và cuối cùng cây sẽ khô rồi chết.

Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc với những đốm thối chứa nhiều nước có màu nâu đen hoặc màu xám.

Nguyên nhân xương rồng bị nấm trắng

Theo các chuyên gia thì bệnh ghẻ nấm trắng ở xương rồng tai thỏ đến từ vi khuẩn nấm lưỡi liềm – loại vi khuẩn thuộc vào lớp nấm bào sợi tử. Thông thường loại vi khuẩn này sinh sôi và phát triển trên cây từ việc người trồng cây sử dụng phân bón chưa ủ hoai kĩ cho cây (phân gà, phân gà,…). Những loại phân này nếu chưa được ủ kỹ có thể tồn tại vô vàn các loại nấm và vi khuẩn.

Loại phân chứa vi khuẩn này khi tiếp xúc với cây sẽ xâm nhập vào vết thương của cây và phát triển tại đó. Nhiệt độ từ 25 – 30 độ C là nhiệt độ vô cùng thích hợp để cây nấm phát triển. Nếu quan sát bạn sẽ thấy thời tiết càng ẩm ướt thì xương rồng bị nấm ghẻ sẽ trở nặng hơn, khó có cách cứu chữa hơn.

Cách phòng ngừa và chữa trị cho xương rồng bị ghẻ

Bệnh nấm ở xương rồng tai thỏ là một bệnh nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì không thể cứu sống được cây. Vì vậy bạn cần phải quan sát cây thường xuyên và nếu nhận thấy các dấu hiệu của việc xương rồng bị ghẻ nấm trắng thì cần chữa trị ngay.

  • Bạn có thể khử đất và chậu bằng cách dùng dung dịch Formol pha cùng nước theo tỷ lệ là 5 phần Formol 40% và 100 phần nước. Tiếp đó bạn sẽ phun lên đống đất trồng rồi trộn đều chúng với nhau. Sau cùng bạn sẽ phủ kín bằng bạn nylon từ 2 – 3 ngày rồi mở ra khoảng một ngày. Đây là cách để cho bay hết mùi Formol và như vậy là bạn có thể trồng cây vào.
  • Không bón phân cho cây xương rồng bị bệnh ghẻ nấm hay dù cả xương rồng bình thường bằng phân chuồng đã được ủ mục. Các chuyên gia cho biết nên thường xuyên dùng trấu mục trộn đều cùng tro trấu và bón cho cây.
  • Buổi tối khô tưới quá nhiều nước, mùa mưa thì nên làm mái che để hạn chế việc cây xương rồng phải tiếp nhận mưa đặc biệt là vẫn phải đảm bảo cây không được thiếu ánh sáng.
  • Nếu cây bị bệnh nặng thì tách biệt với các loại cây khác và đem đi tiêu hủy. Khi thực hiện ghép cây thì người dùng cần phải sử dụng cồn từ 80 – 90 độ.
  • Nếu như bạn đã sử dụng các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả thì bạn có thể sử dụng trong đây một số loại thuốc như: Cooper B, Benzeb 70WP, Bavisan,… Người trồng xương rồng nên quan sát thật kỹ và tiến hành phun thuốc định kỳ từ 7 – 10 ngày khi sử dụng thuốc trị nấm cho xương rồng.
Quan sát xương rồng thường xuyên và nếu nhận thấy các dấu hiệu của việc xương rồng bị ghẻ nấm trắng thì cần chữa trị ngay.

Một số bệnh khác mà xương rồng có thể gặp phải

Bệnh mềm thân ở xương rồng

Thân xương rồng vốn khá cứng cáp và có thể chống chịu được với mưa gió tuy nhiên nó vẫn sẽ thường dễ mắc bệnh mềm thân. Nếu xương rồng xảy ra tình trạng này cũng là một vấn đề lớn cần phải hiểu rõ để đưa ra biện pháp chữa trị.

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc xương rồng bị mềm thân như thừa nước, đất trồng là đất nền bị ép chặt, vi khuẩn xâm nhập. Và để chữa trị căn bệnh này thì bắt buộc người chăm sóc xương rồng phải cắt bỏ đi phần bị bệnh và giữ lại phần thân lành lặn. Nên lưu ý phải đặt cây tại vị trí khô ráo chờ cho vết thương khô lại rồi mới trồng như bình thường. Cây khi tưới nước phải tưới vừa phải, mùa đông tránh tưới nước.

Bệnh cháy nắng ở xương rồng

Xương rồng được biết đến là loại cây có thể sống được giữa sa mạc nhưng khi trồng xương rồng bạn vẫn thấy loại cây này có hiện tượng xương rồng bị cháy nắng. Cụ thể là cây sẽ ngã sang màu vàng rồi dần dần là màu nâu đen. Để lâu sẽ thấy cây chậm phát triển, xuất hiện nhiều côn trùng và có thể chết cây.

Nguyên nhân được cho là hiện nay có rất nhiều loại xương rồng chịu nắng kém. Ngoài ra có thể bạn đặt xương rồng dưới lớp cửa kính sẽ gặp hiện tượng phản quang làm cháy xương rồng. Vì vậy bạn cần đưa xương rộng sang điều kiện mới để nó có thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Trên đây là thông tin về xương rồng bị ghẻ nấm trắng đặc biệt là xương rồng tai thỏ. Ngoài ra tại Việt Nông còn có nhiều bài viết khác chia sẻ về kiến thức nông nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Hoặc nếu cần tư vấn về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hay cách trồng, chăm sóc, trị bệnh cho cây thì cứ liên hệ để được Việt Nông hỗ trợ nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *