Hoạt chất Dimethoate là gì đang là một trong số các thắc mắc của nhiều bà con nông dân tìm hiểu về sản phẩm bảo vệ thực vật. Đồng thời cũng nghiên cứu xem thuốc có chất này bị cấm hay được lưu thông tại thị trường Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc cùng Việt Nông tìm hiểu chi tiết các vấn đề này trong bài viết sau đây.
Hoạt chất Dimethoate là gì?
Hoạt chất Dimethoate là dạng chất diệt khuẩn, diệt cỏ có hiệu suất cao, lượng hóa chất mạnh để có tác dụng nhanh chóng. Có phổ rộng khi tiếp xúc, giúp bà con an tâm về diệt các loại cỏ dại, khuẩn gây hại cho mùa màng.
Hiện nay chất Dimethoate được sử dụng trong nhiều sản phẩm trị các loài như rệp, nhện đỏ, thợ mỏ lá, bọ chét, ruồi đục cây ăn quả, các loài ong hại, rầy và bọ ve nhện,…
Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất vật lý của chất Dimethoate
Công thức hóa học của Dimethoate: C5H12NO3PS2.
Về tính chất vật lý
Hoạt chất này khi nguyên chất có dạng tinh thể, có màu sắc, cho vào nước sẽ hòa tan và cả trong dung môi cũng tan. Tuy nhiên không tan trong nhiên liệu như xăng. Khi đi vào môi trường axit và trung tính (pH = 2 – 7) thì tương đối bền, thủy phân nhanh chóng ở trong môi trường kiềm cao và ăn mòn sắt.
Về cơ chế tác động
Không ít người tìm hiểu về cơ chế tác động của chất Dimethoate cụ thể như thế nào. Về cơ bản thì hoạt chất này thuộc vào nhóm lân hữu cơ, chất độc có tác dụng đi vào hệ thần kinh và ảnh hưởng tới từng tế bào. Khi sử dụng sẽ ức chế các hoạt tính của men ChE.
Từ đó làm cho quá trình dẫn truyền kích thích hệ thần kinh bị tê liệt và ảnh hưởng trầm trọng. Chất dẫn truyền kích thích hệ thần kinh và khiến cho đầu mút dây thần kinh ảnh hưởng, tạo ra acetin cholin để dẫn truyền kích thích. Sau đó Acetin cholin sẽ phân thuỷ phân nhờ men ChE. Men này tiếp tục lại bị ức chế bởi hoạt chất Dimethoate.
Khi mà ChE bị ức chế, Acetin cholin không bị thuỷ phân mà thực hiện quá trình tích luỹ lại với liều lượng lớn. Chính điều này khiến cho dây thần kinh của côn trùng, sâu hại dính thuốc bị tổn thương, đứt đoạn, rối loạn, tê liệt rồi chết sau đó không lâu.
Thuốc chứa hoạt chất Dimethoate có bị cấm?
Hiện nay trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật với thành phần các hoạt chất chính bị cấm được quy định rõ ràng và công khai. Trong bảng danh sách không có chất Dimethoate có bị cấm. Có nghĩa là hoạt chất này vẫn được phép sử dụng trên thị trường và có mặt trong bảng thành phần của các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chất này vẫn dùng trong ngành nông nghiệp để tác dụng phòng và trị các loại sâu bệnh hại cây trồng, rau sạch. Tuy nhiên lưu ý thì cơ quan chức năng là chỉ sản xuất và sử dụng thuốc vào đúng mục đích, tránh các mục đích khác ngoài giúp ngành nông nghiệp vì chất này cũng chứa độc hại cho con người và vật nuôi khác ở mức độ nhất định.
Ảnh hưởng khi dùng Dimethoate đối với môi trường sống
Hoạt chất Dimethoate khi sử dụng có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống và hệ sinh thái? Vấn đề này rất nhiều người quan tâm bởi sử dụng cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh nữa ngoài việc tác động tới côn trùng hoặc sâu hại chủ đích.
Theo thông tin nhận được thì hoạt chất này khi sử dụng bảo vệ thực vật tương đối là dễ phân hủy trong tự nhiên. Càng phân hủy nhanh khi tới nhiệt độ >800C. Khi hoạt chất này phân hủy có tạo ra một số loại khí độc hại như carbon dioxide, methyl mercaptane.
Khi đi vào môi trường với điều kiện không khí nhiều oxy, đất ẩm thì thời gian bán hủy của hoạt chất này là từ 2-4 ngày. Còn khi đi vào trong môi trường nước thì Dimethoate có thời gian phân hủy tùy vào giá trị pH của dung dịch như thế nào. Với môi trường kiềm, hoạt chất này lại thủy phân một cách nhanh chóng.
Khi vào trong dung dịch đệm pH 9, chất Dimethoate thủy phân với thời gian bán phân hủy trong khoảng 4 ngày. Tính được thời gian bán hủy của chất này trong dung dịch đệm pH 5 và 7 cụ thể tương ứng là 156 và 68 ngày.
Xem thêm: Hoạt chất diệt côn trùng Imidacloprid tác dụng là gì, độc không?
FAQ về hoạt chất Dimethoate
Cùng giải đáp một số thắc mắc về hoạt chất Dimethoate khi sử dụng trong thuốc:
1. Chất Dimethoate có độc với chim, ong và cá thế khác hay không?
Khi sử dụng vào môi trường thì hoạt chất này có lượng độc tố nhất định và có hại với một số loài vật. Dimethoate thuộc nhóm độc II và có độc tính cao với ong, chim, cá thể khác nên khi phun bảo vệ thực vật nên tránh nơi ở của chim và ong.
2. Thời gian cách ly của hoạt chất là bao lâu?
Theo khuyến cáo từ đơn vị sản xuất thì thời gian cách ly của hoạt chất Dimethoate từ 7 – 14 ngày. Khi bà con sử dụng cần đảm bảo thời gian này cho an toàn.
3. Dimethoate có sử dụng với rau không?
Theo thông tin từ nhà sản xuất thì hoạt chất này chỉ sử dụng trên cây trồng, không sử dụng cho rau vì có thể gây độc hại.
Thông tin của bài viết này giải đáp thêm cho mọi người hiểu rõ hơn về hoạt chất Dimethoate, cơ chế hoạt động và lưu ý khi sử dụng. Nếu bạn cần lựa chọn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nào an toàn và hiệu quả cho từng loại cây trồng, rau thì hãy liên hệ với Công ty Việt Nông tư vấn và cung cấp.