Đối với lúa cần phải chăm sóc đúng cách mới sinh trưởng và đâm bông ra hạt nhiều. Không ít người tìm hiểu về các giai đoạn bón thúc cho lúa và kỹ thuật bón phân hiệu quả. Cụ thể trong bài viết của Việt Nông sẽ có giải đáp chi tiết về vấn đề này.
Bón thúc là gì?
Bón thúc là một kỹ thuật dùng phân bón để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết thúc đẩy cho cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Cây được trồng ở điều kiện đất đai phù hợp, tưới nước đầy đủ, có các điều kiện môi trường thuận lợi thì sẽ đạt được năng suất cao như bà con mong đợi.
Các giai đoạn bón thúc cho lúa
Việc tìm hiểu các giai đoạn bón thúc cho lúa rất quan trọng cần phải thực hiện đúng thời điểm. Như vậy mới phát huy hết được hiệu quả của việc bón thúc cho lúa. Chúng ta cùng xem có các giai đoạn bón thúc cho lúa qua thông tin bên dưới đây:
Bón thúc cây đẻ nhánh
Đây là giai đoạn cần sử dụng thêm phân bón cấp dinh dưỡng hối thúc giúp cây đẻ nhiều nhánh. Thời điểm bón là khi lúa được 2,3 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày). Sau khi bón thì mạ sẽ phát triển nhanh chóng, liên tục đẻ nhánh như mong đợi.
Bón thúc ở giai đoạn đẻ nhánh này hết sức quan trọng cần kết hợp phân đạm và lân. Đất mà có vấn đề chua hoặc phèn thì phải bón phân giảm tình trạng này mới giúp cây không có vấn đề kém phát triển. Khi bón lúa phải chú ý dùng phân lân dạng hạt tránh tình trạng bám dính vào gây nên cháy lá trầm trọng.
Thời điểm này anh em cần phải tăng thêm lượng phân đạm nhiều hơn. Bón đạm nhiều phù hợp cho cây liên tục đẻ nhánh và thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn.
Bón thúc đón đòng
Các giai đoạn bón thúc cho lúa sẽ có bón đón đòng. Giai đoạn đón này cũng thực sự cần bà con chú ý để bón thêm phân đón đòng. Nếu trễ qua giai đoạn này thì cây đón lượng đòng ít, không đạt hiệu quả cao thì chắc chắn năng suất lúa ra hạt giảm đi nhiều.
Thời điểm bón phân trổ đòng bón thúc khi gieo cấy cho lúa từ 40 – 45 ngày. Thời điểm này rất cần bón đủ hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho cây có năng suất cao và có mùa màng bội thu.
Với các giống lúa sinh ít nhưng khi ra thì bông to, hạt chắc đẹp, năng suất dựa vào số lượng hạt trên từng bông thì phải để ý bón đón đón đòng, trổ đòng. Sau đó nuôi dưỡng cho hạt to đẹp, nhiều hạt hơn, như vậy mới có năng suất cao. Thường trong giai đoạn này thì bà con hay dùng phân kali để bón thúc cho cây lúa.
Kỹ thuật bón thúc cho lúa
Mỗi giai đoạn bón thúc cho lúa lại có những kỹ thuật áp dụng hoàn toàn khác biệt mà mọi người cần phải hết sức chú ý.
Bón thúc đẻ nhánh
Ở thời điểm bón thúc đẻ nhánh thì thực hiện bón phải đúng kỹ thuật. Bà con nên tìm hiểu kiến thức và học hỏi các kỹ sư nông nghiệp có hướng dẫn chi tiết. Đồng thời nghe rõ tư vấn từ nhân viên bán phân bón để tránh làm sai các bước, bón sai lượng phân.
Sử dụng phân bón NPK 16-16-8 phù hợp để bón trong giai đoạn bón thúc này. Lúc này rất quan trọng cho lúa đẻ nhiều nhánh mới đạt được năng suất ấn định. Ngoài ra còn có thể dùng phân bón 20-20-15. Như vậy mới cấp đủ lượng đạm, lân giúp cho cây sinh trưởng hiệu quả. Cây đẻ nhánh nhiều, ổn định hệ rễ giúp cây chống chịu với điều kiện thời tiết tốt. Thời điểm để bón thúc cho cây đẻ nhánh vào khoảng 15-20 ngày sau cấy, sạ.
Thời điểm này không nên chọn những loại phân có chứa nhiều hàm lượng lưu huỳnh sử dụng có thể khiến cho đất chua hơn. Tập trung nhiều phân đạm, lân để cho lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhiều nhánh, có mật độ cấy cao hỗ trợ.
Thời điểm bón thúc theo các chuyên gia chia sẻ nên là bón trước khi rút nước trong ruộng ra. Như vậy gia tăng thêm công năng tuyệt vời của phân bón đối với ruộng có chúa nhiều nước.
Bón thúc lần 1 vào thời điểm sau sạ khoảng 7-10 ngày, lúc này chú trọng bón phân đạm nhiều cho thúc cây sinh trưởng mạnh. Ngoài ra cũng cần bổ sung cho ruộng lúa lân, kali thúc đẩy cho cây tăng thêm đề kháng, có sức chống chịu sâu bệnh hiệu quả.
Bón thúc lần 2 là vào thời điểm khi lúa bắt đầu đẻ nhánh vào ngày thứ 15. Lúc này cần bổ sung thêm đạm cho cây sinh trưởng mạnh, bà con kết hợp thêm lân, kali, chất vi sinh khác.
Bón thúc đòng
Tới giai đoạn bón thúc đòng thì cần phải chủ động bón phân đón sớm cho cây đạt được năng suất như mong đợi. Chú ý rằng lúa xuân thì thường bón phân thúc đòng chừng cuối tháng 3- tháng 4. Bón phân thúc đúng thời điểm mà cây lúa đang cần, cụ thể là khi cây đang có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là thân cứng, tròn khóm, bóc dảnh sẽ thấy ở phần đốt trên của cây có hình thành khối tế bào thời gian dài. Hoặc bạn thấy sát dảnh có lá ở trên cách từ đầu lá xuống từ 5-7 cm có thắt eo thf dảnh hình thành tượng khối sơ khởi.
Bón thúc đòng cho cây lúa thường bổ sung thêm phân đạm, kali cho cây cao, sinh trưởng tốt. Còn điều chỉnh lượng lân thấp, bón vào thời điểm sau khi gieo cấy 40-45 ngày. Bà con có sử dụng công thức bón phân thúc cho cây lúa cụ thể như NPK Mỹ Việt 16-8-16, 18-8-18. Loại phân này khi bón có công dụng giúp lúa trổ bông dài, bông đều, đảm bảo tốt cho thời kỳ nuôi hạt.
FAQ về việc bón thúc cho lúa
Dưới đây sẽ có giải đáp một số thắc mắc về bón thúc cho lúa:
1. Bón thúc có phải bón lúc nào cũng tốt?
Kỹ thuật bón phân này sẽ được áp dụng vào thời điểm cụ thể, không phải lúc nào cũng bón. Phân bón sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây giúp tăng trưởng. Bà con cần phải hiểu rõ về thời điểm và liều lượng, loại phân sử dụng để bón lót cho chuẩn xác.
2. Không bón thúc đúng lúc có sao không?
Nếu bà con bỏ lỡ bón phân thúc vào đúng thời điểm thì cây sẽ bị chậm phát triển, sinh trưởng không được tốt, giảm đi năng suất đáng kể. Vì việc trang bị thêm kiến thức rất cần thiết.
3. Kết hợp thêm vấn đề gì khi bón thúc?
Bà con chú ý chăm sóc đất như làm đất hợp lý, để ý cho đất có độ tơi xốp, bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất. Bổ sung thêm lượng trung và vi lượng, bón phân hữu cơ vi sinh, làm tăng màu mỡ đất, giúp tăng năng suất cây lúa.
Qua bài viết này thì mọi người đã hiểu rõ về các giai đoạn bón thúc cho lúa như thế nào. Nếu bạn cần được tư vấn loại phân bón thúc và tìm địa chỉ mua phân chất lượng thì liên hệ với Công ty Việt Nông.