Thuốc đặc trị vi khuẩn Kasumin 2SL là gì, liều dùng như nào?

Thuốc đặc trị trừ nấm bệnh Kasumin 2SL là gì, cách sử dụng và hiệu quả như thế nào? Cùng Nông nghiệp Việt Nông tìm hiểu chi tiết về liều dùng, cách sử dụng của Kasumin 2L qua bài viết dưới đây nhé.

Kasumin là thuốc gì?

Thuốc trừ nấm bệnh Kasumin có thành phần: Kasugamycin 2% w/w.

  • Kasugamucin là kháng sinh chiết xuất từ sự lên men của nấm Streptomyces kusagaensis.
  • Hiệu quả trừ nấm bệnh và vi khuẩn, trên nhiều loại cây trồng. Cho kết quả cao cả phòng và trừ.
  • Do đặc tính là chất kháng sinh gốc thực vật, không gây phản ứng hóa học nên Kasumin là thuốc nền cho sự pha trộn.
  • Thuốc lưu dẫn, phổ rộng, tác dụng nhanh.
  • Quá trình dịch chuyển của thuốc vào cây  nhanh, chỉ 20 phút sau phun thuốc đã dịch chuyển đến các bộ phận của cây.
Kasumin 2SL chuyên trị bệnh đạo ôn lúa, cháy bìa lá, đốm sọc vi khuẩn, đen lép hạt lúa do vi khuẩn,…

Công dụng của thuốc trừ nấm bệnh Kasumin

  • Ức chế sự hình thành  Acid amin trong cơ thể vi khuẩn.
  • Ức chế quá trình tổng hợp protein trong cơ thể nấm.

Chuyên trị bệnh như: bệnh đạo ôn lúa, cháy bìa lá, đốm sọc vi khuẩn, đen lép hạt lúa do vi khuẩn, thối vi khuẩn/ bắp cải, bệnh loét/ cam quýt,…

Bệnh đạo ôn lúa

Tác nhân gây bệnh đạo ôn trên lúa là nấm Pyricularia oryzae. Nấm bệnh có thể gây hại trên lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa.

Để nhận biết lúa bị bệnh đạo ôn, bà con dựa vào những dấu hiệu như sau: trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, nhưng ở giữa vết bệnh, phần tế bào lá đã bị hoại tử và khô xám, sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi, đây là vết bệnh đặc trưng của đạo ôn.

Khi bệnh tiến triển nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn lá bị “cháy”. Nguy hiểm nhất là khi nấm bệnh đạo ôn tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục,…

Tại Việt Nam, nguồn bệnh luôn có sẵn trên đồng ruộng. Khi trời âm u nhiều mây, ít nắng, thời tiết mát, độ ẩm cao, kết hợp đêm có sương mù nhiều thì bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Bệnh thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân thừa đạm,…

Bệnh cháy bìa lá lúa

Bệnh cháy bìa lá (bạc lá vi khuẩn) do tác nhân Xanthomonas oryzae pv. Oryzea gây ra. Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn cuối đẻ nhánh, làm đòng, trổ.

Vi khuẩn xâm nhập qua khí khổng hoặc vết xây xát trên lá. Vết bệnh ban đầu là những đốm hoặc sọc úng nước xuất hiện ở rìa lá, hay gần chót lá.

Trong điều kiện ẩm độ cao bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh nặng lá bị khô và giảm năng suất đáng kể.

Vết bệnh có màu xám xanh, sau chuyển vàng nhạt , đến trắng sáng. Ranh giới giữa phần bệnh và không bệnh có hình dợn sóng (răng cưa).

Trong điều kiện ẩm độ cao bệnh lây lan rất nhanh, trên vết bệnh xuất hiện giọt dịch vi khuẩn, vàng đục. Bệnh nặng lá bị khô và giảm năng suất đáng kể.

Bệnh lem lép hạt lúa

Bệnh lem lép hạt lúa do 13-14 loài nấm và 3-4 loài vi khuẩn gây ra.

Lem lép hạt lúa là tên gọi chung để chỉ triệu chứng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến lốm đốm đen trên hạt lúa. Hạt có gạo (lem) và hạt lúa lép hoàn toàn (lép) vừa làm giảm năng suất vừa làm kém phẩm chất.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn

Bệnh gây hại trên lá, vết bệnh là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết bệnh xanh tái, dần dần chuyển màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục sau đó khô lại thành những viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá và rơi xuống nước trên ruộng. Khi ruộng bị nặng thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam sau chuyển màu vàng nâu và cây lúa bị chết, không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau.

Bệnh thối nhũn bắp cải

Bệnh thối nhũn cải bắp do vi khuẩn Erwinia sp. gây ra. Trong điều kiện trồng mật độ cao, bón phân thừa đạm, cây quá xanh tốt, lá rậm rạp, kết hợp vườn thường tưới nước theo kiểu phun mưa, vườn quá ẩm thấp,… thì bệnh thường nặng. Bệnh cũng thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn, nóng ẩm và vườn có mật độ sâu hại cao.

Hướng dẫn liều lượng, cách dùng thuốc đặc trị vi khuẩn Kasumin

Lúa nước

Bạc lá, Đen lép hạt:

  • Pha 32 – 45 ml/ 16 lít nước.
  • Phun 2 lần: 1 lần khi lúa sắp trổ, lần 2 khi lúa trổ điều.

Đạo ôn: Pha 32 – 45 ml/ 16 lít nước.

Đốm sọc: Pha 30 – 35 ml/ 16 lít nước.

Rau                          

Thối vi khuẩn: Pha 50 – 60 ml/ 16 lít nước.

Bắp cải

Thối vi khuẩn: Pha 40 – 45 ml / 16 lít nước.

Đậu phộng

Đốm lá, cam, ung thư (loét trái): Pha 30 – 40 ml/16 lít nước. Phun khi tỉ lệ bệnh khoảng 5%.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Kasumin

  • Phun khi bệnh chớm xuất hiện, khi điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Phun thuốc bám ướt điều cây trồng.
  • Lượng nước phun 500 lít/ha.
  • Thời gian cách ly: 7 ngày.

Trên đây là thông tin, lợi ích và liều dùng của thuốc đặc trị vi khuẩn Kasumin mà Nông nghiệp Việt Nông đã tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong việc phòng trừ diệt nấm. Chúc bà con có một mùa vụ thuận lợi!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *