Hiện nay nhiều bà con nông dân rất mệt mỏi và phiền toái về sự phá hoại mùa màng của các loại côn trùng. Trong đó con bọ nhảy thường có đặc tính thích cắn phá trên lá cây, đặc biệt chúng chuyên sống và hút chất dinh dưỡng từ rau cải lá. Hãy cùng Việt Nông tìm hiểu đặc điểm của loại bọ xít này và cách phòng ngừa chúng.
Đặc điểm của bọ nhảy
Để nhận biết và phát hiện bọ nhảy thì bạn cần nắm bắt đặc điểm hình thái của chúng, thời gian loại côn trùng này thường xuất hiện vào tháng mấy. Vậy thì không nên bỏ lỡ các danh mục sau sẽ giúp bạn nhận diện ra loại bọ xít chuyên đi phá hoại ở cây trồng.
Đặc điểm hình thái của bọ nhảy
Theo chia sẻ của các chuyên gia cho hay bọ nhảy thường xuất hiện trên các loại rau cải canh, su hào, súp lơ… Hình dạng cơ thể của loài côn trùng này có sọc cong, vỏ lạc với tên khoa học đầy đủ là Phyllotreta Striolata. Chúng thuộc bộ cánh cứng và họ ban miêu.
Hiện nay, bọ nhảy phân bố nhiều nơi trên thế giới và được mệnh danh là loại côn trùng phá hoại chủ yếu ở các cây họ chữ thập. Khi cơ thể là con trưởng thành có hình bầu dục và chiều dài khoảng từ 2 – 3 mm.
Đặc điểm nhận diện bọ nhảy khi cơ thể chúng bao phủ màu đen bóng. Giữa mỗi cánh có sọc vàng nhạc và chân sau to và khỏe. Thêm vào đó, loài côn trùng này có hình dáng cong như củ lạc. Vì vậy, nó có khả năng nhảy xa và bay rất khỏe. Do đó người nông dân sử dụng tay để bắt chúng là điều không dễ dàng.
Đối với bọ nhảy con cái có thể đẻ đến 200 trứng ở dưới đất xung quanh rễ chính của cây trồng. Chính vì vậy, đặc điểm sinh sản của chúng khiến cho người nông dân phiền não về mức độ tàn phá.
Xem thêm: Đặc điểm con bọ xít
Quá trình phát triển của bọ nhảy
Bất cứ loại côn trùng nào cũng trải qua 4 giai đoạn của vòng đời. Bọ nhảy không ngoại lệ, cụ thể như sau:
- Giai đoạn trứng: Thông thường bọ nhảy cái để trứng ở gốc cây trồng và có kích thước rất nhỏ và màu vàng nhạt.
- Giai đoạn sâu non: Lúc này khi chuyển sang thành sâu non có màu trắng ngà và màu vàng tươi. Chiều dài cơ thể dài khoảng 5 – 6 mm và sống trong môi trường đất.
- Giai đoạn ấu trùng: Sau một thời gian sâu non hóa thành ấu trùng nằm và sinh sống trong đất. Lúc này cơ thể có dạng hình ống và dài từ 4 – 5 mm, phủ lớp da mùa vàng nhạt. Chúng sống hút chất dinh dưỡng của cây bằng cách cắn phá rễ hoặc là tạo nên những đường lõm ngoằn ngoèo hay đục lỗ trên các củ cải.
Thời gian bọ nhảy hoạt động gây tàn phá mùa màng
Sau khi trở thành con bọ nhảy trưởng thành, chúng sẽ bắt đầu đi hoạt động vào các tháng mùa khô. Do đó, thời điểm này là lúc côn trùng tàn phá mạnh mẽ và làm giảm năng suất của mùa vụ. Thậm chí nếu bà con nông dân không kịp ngăn chặn hoặc tiêu diệt có khả năng cao mất trắng.
Thời gian trong ngày mà bọ nhảy phá hoại nhiều nhất vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều mát. Thông thường vào lúc trưa nắng, chúng sẽ trốn dưới gốc cây hoặc tán lá. Đặc điểm của loài côn trùng này nằm giả chết nhưng khi có tác động lập tức búng nhảy rất nhanh.
Bọ nhảy chuyên sống và gây hại trên cây cải sau khi gieo hạt giống từ 7 – 10 ngày. Đây là thời điểm mà chúng phá mạnh nhất do đó bà con nông dân hãy xử lý và ngăn chặn sự tàn phá của bọ xít ở giai đoạn này.
Đặc điểm phá hoại của bọ nhảy như thế nào?
Trước khi tìm hiểu phương pháp ngăn chặn sự phá hoại của bọ nhảy thì người nông dân nên biết cách gây hại của chúng như thế nào? Đối với loài côn trùng này tàn phá bằng cách đục lỗ tròn nhỏ trên khắp mặt lá cây trồng. Cây cải sản phẩm thu hoạch chính là lá nhưng việc bọ nhảy gây hại theo kiểu này chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất cũng như mùa vụ của bà con.
Xem thêm: Đặc điểm Bọ Ngựa
Cách phòng ngừa tác hại của bọ nhảy
Để đảm bảo năng suất thu hoạch cây trồng thì bà con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc ngăn chặn sự sinh trưởng và tàn phá của bọ nhảy. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia ngành trồng trọt có hướng dẫn một số cách để hạn chế sự gây hại của loại côn trùng này, người trồng cây nên tham khảo và thực hiện theo:
- Cần làm tốt ở khâu chuẩn bị đất trồng: Trước khi trồng cải, bà con nên dọn sạch tàn dư của vụ trước. Sau đó để đất được phơi khô từ 10 – 15 ngày. Mục đích để tiêu diệt giai đoạn sâu non và nhộng của bọ nhảy. Ở thời điểm này nên bón thêm một ít vôi để tạo nên môi trường bất lợi khiến cho loài côn trùng này không thể sinh sống và phát triển.
- Trong quá trình gieo trồng không nên kéo dài thời gian vì điều này sẽ tạo điều kiện cho bọ nhảy phát triển. Tốt nhất ở mỗi thời vụ nên luân canh cải với một số cây khác.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng cũng như theo dõi quan sát, phun thuốc trừ sâu phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của bọ nhảy liên quan đến cơ thể, thời gian chuyên hoạt động phá hoại mùa màng nhiều nhất. Hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa đã được chúng tôi tổng hợp từ các lời khuyên của bác sĩ chuyên gia ngành trồng trọt chỉ dẫn. Hy vọng các bạn đọc giải hãy theo dõi kênh thông tin Việt Nông để có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích về lĩnh vực nuôi trồng và chăm sóc cây.