Bọ xít – Đặc điểm, Cách điều trị và phòng ngừa cho cây trồng

Bọ xít có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên tại Việt Nam thì bọ xít nâu thường xuất hiện trên cây nhãn, cây vải là phổ biến nhất. Thời điểm vào vụ của hai loại quả này cũng là thời điểm mà bọ xít nâu sinh sôi và phát triển nhất. Là loại côn trùng gây hại vì vậy bà con cần biết được đặc điểm để phòng ngừa cho cây trồng của gia đình nhé. Tham khảo bài chia sẻ dưới đây của Việt Nông để áp dụng cho cây trồng trong vườn nhà mình.

Đặc điểm của bọ xít nâu

Bọ xít nâu tại Việt Nam có tên là Tessaratoma papilosa, loại bọ xít này thường gây hại vào giai đoạn tháng 3 – 4 khi mà cây có đọt non, đang ra hoa để đậu trái. Loại bọ xít này sẽ xuất hiện, chính hút nhựa khiến cho hoa hoặc quả rụng, ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của cây. Nếu bạn để ý, cứ mỗi mùa vải hay nhãn tới, bọ xít trưởng thành xuất hiện rất nhiều, chích khiến quả rụng đầy gốc.

Bọ xít nâu trên cây vải, nhãn khi trưởng thành thì mặt bụng sẽ được bao phủ bởi lớp sáp trắng với chiều dài từ 25 – 30 cm. Loại bọ xít này khi trưởng thành có tính giả chất khi bị tác động mạnh, hoặc khi nắng gắt. Chúng sẽ rơi xuống đất, không hoạt động gì những khi trời mát chúng lại hoạt động lại, bò lên cây và gây hại.

Bọ xít nâu xuất hiện trên cây vải, cây nhãn là loại bọ xít phổ biến nhất ở Việt Nam

Bọ xít đẻ trứng cũng rất nhanh, chỉ sau khoảng hai ngày bắt cặp là chúng có thể đẻ trứng. Loại trứng của bọ xít nâu sẽ đẻ thành từng khối, có dạng gần tròn màu xanh nhạt, dần chuyển sang hồng tối và khi sắp nở sẽ có màu đen.

Bọ xít con khi mới nở sẽ có màu vàng tươi, dần dần chúng chuyển qua màu tím xám và cuối cùng là đỏ nâu. Bọ xít mới nở chỉ sống tập trung trong khoảng vài giờ đầu tiên, xong đó chúng sẽ bắt đầu phân tán đi tìm thức ăn.

Bọ xít thường sẽ trưởng thành qua mùa đông bằng việc sống trong tán cây. Đến tháng 2 – 3 thì bắt đầu chúng sẽ đẻ trứng ở đọt non, chùm hoa. Nếu vườn nhãn, vải càng lâu năm, rậm rạp thì mật độ bọ xít càng nhiều, thiệt hại do chúng gây ra càng nặng nề hơn.

Loại bọ xít này khi chích hút đọt non, cuống hoa, cuống quả nó sẽ khiến cho nhựa mất đi, xuất hiện các vết chấm nâu đen. Lâu dàn đọt non thì khô cháy, hoa và quả bị rụng không thể đậu trái. Thậm chí bà con nuôi quả to cũng có thể bị bọ xít chích và làm cho quả bị thối rụng.

Xem thêm: thuốc đặc trị bọ trĩ

Bọ xít con sau vài giờ sẽ di tản để tìm kiếm thức ăn

Hướng dẫn phòng ngừa bọ xít gây hại cây trồng

Bọ xít thực sự là loại côn trùng gây hại, là kẻ thù đối với nhãn, vải và bà con trồng hai loại cây này. Chúng còn có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người nếu như con người tiết xúc phải chất dịch tiết của nó. Vì vậy để có một mùa nhãn, vải năng suất thì người trồng cần chú ý các vấn đề sau:

  • Nên vệ sinh vườn, tỉa bớt cành để cây tập trung ra hoa và đọt non, cũng là cách để giảm mật độ phát triển của bọ xít.
  • Tiêu diệt bọ xít trưởng thành trong mùa đông bằng cách rung cây. Bạn có thể rung để bọ xít giả chất rơi xuống đất, sau đó bắt hoặc phun thuốc để tiêu diệt chúng. Trước khi làm việc này thì bạn nên trải nilon dưới gốc để dễ dàng thu gom được bọ xít.
  • Phát hiện các ổ trứng, ổ bọ xít non cần ngắt, đốt hoặc giết để hạn chế sự sinh sôi và phát triển.
  • Người trồng nên bảo vệ thiên định như tạo điều kiện để ong có thể phát triển, kiến hay nhện có thể bắt mồi.
  • Ngoài việc phòng ngừa bọ xít thủ công thì còn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Sherpa 25EC 0,2-0,3%, Trebon 0,2%, Fastax 50EC nồng độ 0,1%, Dipterex nồng độ 0,3%,… Bạn nên lưu ý rằng các loại thuốc chỉ có hiệu quả tốt khi ổ bọ xít còn non, mật độ phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 – 15 ngày…

Xem thêm: Bọ chó là gì?

Khi tiêu diệt bọ xít không được để dính phải dịch tiết mà bỏ xít phun ra

Lưu ý khi tiêu diệt bọ xít

Nên lưu ý khi phòng ngừa bọ xít bằng những cách trên bạn cần mặc đồ bảo hộ và đeo kính. Bởi bọ xít khi tác động có thể tự động phun ra dịch tiết có chứa axit, nếu như dính vào da thì gây bỏng, đau rát, lở loét. Nếu chúng vào mắt thì nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến hệ lụy mắt mờ, đau mắt kéo dài và thậm chí là mù lòa.

Vì vậy, bà con khi chăm sóc và bảo vệ cây trồng cũng cần biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân. Tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với bọ xít để nó không gây hại cho da, mắt. Nếu giai đoạn chúng chưa phát triển mạnh, di chuyển chậm chạp có thể bắt bằng tay như bạn cũng cần có dụng cụ để bảo hộ.

Trên đây là toàn bộ thông tin để nhận điện đặc điểm cũng như cách phòng ngừa bọ xít gây hại cho cây trồng. Người trồng lưu ý giai đoạn có thể tiêu diệt bọ xít tốt nhất là khi chúng chưa trưởng thành vì vậy cần canh đúng thời điểm để áp dụng các biện pháp. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin cần thiết để loại bỏ loại côn trùng gây hại này bạn có thể tham khảo bài viết khác của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *