Có nên tưới cây bằng nước vo gạo không, cách ủ nước vo gạo tưới cây thế nào là đúng cách và những lưu ý nào khi sử dụng nước vo gạo để tưới cây? Chắc hẳn đây là những thắc mắc của không ít bạn đọc đang trồng rau, hoa cảnh vì bản chất của nước vo gạo đã tốt rồi, tận dụng để tưới cây có hiệu quả hay không?! Để tìm ra đáp án nhanh nhất, hãy cùng Việt Nông tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
Nước vo gạo có thành phần gì tốt cho cây?
Trong nước vo gạo có chứa rất nhiều dưỡng chất như: Các nhóm vitamin nhóm B và các khoáng chất khác nhau ( Kali, canxi, Natri,…), các chất chống oxy hóa và các loại vi lượng khác nhau. Đặc biệt là nước vo gạo chứa khoảng hơn 12 loại vitamin cũng như khoáng chất. Đây là các chất rất cần thiết để bổ sung cho cây trồng. Vì thế bạn hãy tận dụng nước vo gạo để tưới cho các cây của nhà bạn nhé.
Tác dụng của nước vo gạo đối với cây trồng
Những tác dụng mà chúng ta có thể nhận thấy khi sử dụng nước vo gạo để chăm sóc cho cây trồng của mình đó chính là:
- Đầu tiên là bạn có thể tiết kiệm đường nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình, không gây lãng phí nước.
- Thứ hai là việc sử dụng nước vo gạo cũng giúp bạn tin tưởng và đảm bảo được vệ sinh an toàn và sức khỏe cho nguồn thực phẩm mà mình trồng.
- Cuối cùng là sử dụng nước vo gạo sẽ giảm được chi phí khi mua phân bón để đảm bảo được dinh dưỡng cũng như các chất cần thiết cho cây trồng.
Hướng dẫn cách ủ nước vo gạo tưới cây
Sau đây Việt Nông sẽ hướng dẫn cho bạn 3 cách ủ nước vo gạo đúng cách cực kỳ đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay:
Cách 1: Tưới trực tiếp lên cây
Mỗi ngày khi bạn vo gạo xong, hãy để lại nước vo gạo lại. Sau đó, bạn đợi cám gạo lắng xuống và lấy phần nước gạo ở trên đem đi tưới cây.
Bên canh đó, bạn cũng có thể pha loãng với nước ra để tưới cây. Lưu ý, bạn chỉ nên tưới vào gốc cây và chỉ tưới vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát, tránh tưới cây vào buổi trưa.
Cách 2: Ủ cho lên men
Tương tự như cách 1 thì bạn cũng lấy nước vo gạo bỏ vào một cái chai. Sau đó mang đi ủ qua đêm để tăng thêm các vi lợi khuẩn có ích cho cây. Khi để qua ngày hôm sau bạn chỉ cần lấy nước vo gạo pha loãng với nước sau đó tưới trên cây.
Bạn không nên lam dụng quá nhiều nước vo gạo để tưới, bạn chỉ nên áp dụng một tháng tưới nước vo gạo từ 2 – 3 lần.
Cách 3: Kết hợp thêm chuối và vỏ trứng
Bạn có thể kết hợp nước vo gạo với vỏ trứng gà và vỏ chuối, trong hai thành phần này sẽ có thêm nhiều dưỡng chất như: Canxi, chất xơ, đạm,….giúp cây xanh tốt hơn. Bạn chỉ cần trộn đều vỏ chuối khoảng 200g kết hợp thêm vỏ trứng gà đã được xay nhuyễn cùng với nước vo gạo. Đừng quên thêm một muỗng cơm nấm đối kháng trichoderma.
Cuối cùng bạn chỉ cần ủ trong vòng hai tuần là đã có thể lấy hỗn hợp này ra pha loãng với nước và dùng chúng để bón cho cây trồng của mình.
Nước vo gạo thích hợp cho loại cây trồng nào?
Không phải nước vo gạo nào cũng mang lại công dụng tốt cho cây trồng và không phải cây nào cũng có thể hấp thụ được dưỡng chất của nước vo gạo. Bởi vì mỗi cây sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy bạn chỉ nên dùng nước vo gạo để tưới cho các loại cây như các loại rau xanh hay các loại cây hoa như (hoa lan, hoa hồng,….) và không nên tưới nước vo gạo cho các cây như dương xỉ, xương rồng,…
Những điều lưu ý khi sử dụng nước vo gạo cho cây trồng
Để sử dụng nước vo gạo tưới cây làm sao để cây không bị chết và tưới sao cho đủ liều lượng thì Việt Nông khuyên bạn nên chú ý một số điều như sau:
- Bạn không nên tưới trực tiếp nước vo gạo lên cây bởi hàm lượng tinh bột sẽ bị lên men tạo ra một axit chua trong đất sẽ khiến kìm hãm sự phát triển của cây. Bạn chỉ nên sử dụng nước vo gạo khi nước đã lóng hết cám gạo và chỉ nên lấy phần nước gạo ở trên.
- Khi tưới bạn nên lưu ý không được tưới vào buổi trưa hay đầu giờ chiều vì điều này sẽ làm cho cây dễ bị thối rễ. Bạn nên tưới vào thời điểm buổi sáng hoặc buổi chiều đã tắt nắng.
- Bạn không nên tưới quá nhiều nước vo gạo thường xuyên điều này sẽ khiến cây không thể phát triển mà bạn nên tưới 2-3 lần/tuần hoặc tưới vo gạo lên men thì bạn nên tưới cho cây khoảng 3-4 lần trong một tháng.
- Việc tưới trực tiếp lên cây cũng dễ khiến cây bị sốc rễ hay những cây còn quá yếu. Vậy nên bạn cần phải pha loãng nước vo gạo và bạn chỉ nên tưới ở dưới gốc cây trách việc tưới trên lá.
Qua bài viết này, Việt Nông hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm về cách ủ nước vo gạo và làm sao tưới cho đúng cách để cây có thể phát triển tốt nhất. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay Việt Nông để được giải đáp nhanh chóng nhé.