Hương thảo là loại gia vị được khá nhiều người yêu thích, không chỉ vậy, loại cây này còn được trồng với mục đích trang trí, đuổi muỗi vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình trồng hương hảo, có rất nhiều người gặp phải tình trạng cây hương thảo bị héo mà không rõ nguyên nhân và cách giải quyết. Trong bài viết dưới đây, Việt Nông xin được tổng hợp các lý do khiến cây hương thảo bị héo và cập nhật X cách khắc phục vô cùng hiệu quả.
Tìm hiểu đặc điểm của cây hương thảo
Cây hương thảo có tên gọi khoa học là Rosmarinus officinalis. Nếu phát triển đúng cách trong tự nhiên, cây hương thảo có thể đạt đến kích thước từ 20cm đến 1m. Loại cây này thường mọc ở một số khu vực miền Trung và miền Nam, thích hợp trồng trong môi trường khô ráo, có nắng vừa phải với nhiệt độ ở mức trung bình.
Hương thảo là loại cây phân nhánh, mọc rậm rạo và có vài lá. Cả thân và tán lá hương thảo đều có màu xanh tươi. Lá hương thảo có đặc điểm là mỏng, không có cuống, có các đường viền gấp xuống, có lông ở cả phía trên và dưới lá.
Hoa hương thảo thường có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, xanh, tím, trắng; dài khoảng 1cm; xếp thành vòng lá và tỏa ra hương thơm đặc trưng vô cùng dễ chịu, có thể giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Xem thêm: cách trồng cây hương thảo khi mới mua về
Lý do và 4 cách cứu cây hương thảo bị khô héo
Cây hương thảo bị héo do nhiễm nấm Verticillium
Verticillium là một loại nấm bệnh có khả năng lây lan qua đất, làm cho cây hương thảo bị khô kéo đột ngột ở các cành nhỏ, lá vàng và thậm chí mà mất toàn bộ cành, cây. Dấu hiệu nhận biết cây hương thảo bị héo do nhiễm nấm Verticillium chính là phần vỏ bị cạo, các mô mạch bị sọc và đổi màu thường xuyên xuất hiện.
Việc sử dụng thuốc diệt nấm không thể mang lại kết quả tốt trong trường hợp cây hương thảo bị héo do nhiễm nấm Verticillium. Thay vào đó, bạn nên tiến hành cắt và loại bỏ hẳn những cành hương thảo bị nhiễm nấm, lưu ý cần vệ sinh dụng cụ cắt tỉa để tránh làm lây lan bệnh cho cây.
Cây hương thảo héo do nấm Phytophthora
Nhiều loại nấm Phytophthora có thể khiến cho cây hương thảo bị hỏng, héo, rụng lá và trở nên còi cọc. Khi loại nấm này lây nhiễm và tấn công cây hương thảo, các cành thân lớn của cây có thể bị hoại tử, thối đen, tiết ra dịch có màu đen hoặc đỏ. Khi đó, tình trạng thối rễ sẽ có thể khiến cho cây hương thảo dần xấu đi và chết.
Để hạn chế tình trạng nấm Phytophthora tấn công cây hương thảo, bạn nên trồng cây trong đất có khả năng thoát nước tốt để ngăn ngừa trường hợp cây bị thối rễ. Đồng thời, cách cứu cây hương thảo bị khô héo trong trường hợp này chính là sử dụng các loại thuốc diệt nấm Phytophthora.
Xem thêm: cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá
Cây hương thảo khô héo do côn trùng
Một số loại côn trùng gây hại như rệp ăn nhựa cây, bướm trắng,… có thể tấn công cây hương thảo và gây ra tình trạng lá vàng, khô và rụng dần. Ngoài ra, rệp và bướm trắng còn có thể để lại mật dính, góp phần thu hút nấm mốc đen bám trên cây hương thảo. Khi đó, chúng sẽ bắt đầu hút các chất dinh dưỡng của cây, từ đó khiến cho cây hương thảo bị khô héo dần. Trong tình huống này, bạn chỉ cần sử dụng loại thuốc diệt côn trùng gây hại, nấm trắng để cứu cây hương thảo bị khô héo.
Lưu ý: Vì cây hương thảo có thể được sử dụng làm gia vị thức ăn, nên bạn cần ưu tiên chọn các loại chế phẩm sinh học an toàn với người dùng và phải chú ý đến thời gian sử dụng cây sau khi phun thuốc (nếu có).
Cách cứu cây hương thảo bị khô héo do thiếu nước
Hương thảo là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng vẫn có nhiều trường hợp loại cây này bị khô héo đi cho thiếu nước. Đặc biệt, trong những giai đoạn cây hương thảo mới được trồng, bạn nên chú ý tưới đầy đủ nước để cây thiết lập được hệ thống rễ khỏe mạnh. Đồng thời, hãy kiểm tra cây mỗi ngày và chủ động tưới nước bất cứ khi nào hương thảo có dấu hiệu héo.
Hướng dẫn cách tưới nước cho cây hương thảo:
- Nếu cây hương thảo được đặt nhiều trong phòng, bạn hãy kiểm tra bề mặt chậu, nếu sờ vào thấy khô và không còn ẩm thì cần chuyển đến nơi khô ráo, phơi nắng vào buổi sáng và tưới nước. Lưu ý không nên đặt chậu hương thảo ở những nơi quá nhiều nắng vì có thể khiến cây mất nước nhanh hơn.
- Nếu trồng cây hương thảo ngoài trời, bạn nên tìm vị trí thích hợp để đặt chậu sao cho cây được tưới nước đủ lượng vào buổi sáng và mặt giá thể khô ráo vào buổi tối.
- Không nên tưới quá nhiều nước cho cây hương thảo, chậu trồng cây nên có nhiều lỗ thoát khí vì loại cây này rất dễ bị úng.
Xem thêm: cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử
Cách chăm sóc hương thảo để cây phát triển tốt
- Hương thảo là loại cây ôn đới nhưng vẫn có thể chịu được một số điều kiện nhiệt đới. Người trồng nên đặt cây hương thảo ở những nơi râm mát, có nhiều độ ẩm trong điều kiện nóng, chẳng hạn như bên dưới gốc cây cao to,…
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây hương thảo phát triển tốt là khoảng 20-30 độ C.
- Ánh sáng: Cây hương thảo ưa sáng nên cần được tiếp xúc với ánh sáng ít nhất 4 tiếng/ngày. Ánh sáng vào buổi sáng sớm sẽ lý tưởng nhất đối với cây hương thảo. Bởi nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, loại cây này sẽ rất dễ bị khô héo, cháy lá, ngừng phát triển hoặc thậm chí là chết.
- Đất: Cây hương thảo phát triển tốt trên đất thịt pha cát, thoát nước tốt với độ pH dao động khoảng 5.5-8, mạnh nhất là pH từ 6-7. Khi được trồng trong đất có độ kiềm cao, hương thảo sẽ cho hương thơm hơn, do đó nếu đất trồng quá chua, bạn nên bón thêm một lượng ít vôi bột.
Trên đây là một số nguyên nhân và cách cứu cây hương thảo bị khô héo hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để giúp cây phát triển tốt hơn. Để được tư vấn các loại thuốc khắc phục tình trạng cây hương thảo bị héo hoặc những loại thuốc BVTV khác, hãy chủ động liên hệ với Việt Nông bạn nhé!