Ngộ độc Glufosinate Ammonium là một trong những trường hợp có thể gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe và dẫn đến nhiều hệ lụy sau này nếu bạn không biết cách điều trị kịp thời. Do đó, để có thể phòng tránh và linh hoạt trong việc điều trị ngộ độc thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium, bạn cần nắm rõ được những triệu chứng điển hình khi gặp phải trường hợp ngộ độc loại thuốc này mà Việt Nông sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Hoạt chất Glufosinate Ammonium là gì?
Glufosinate Ammonium còn được biết đến với tên gọi khác là Phosphinothricin. Đây là một loại thuốc diệt cỏ phổ rộng được bà con nông dân sử dụng vô cùng phổ biến trong việc bón lót trước khi trồng cây hoặc trước khi cây con bắt đầu mọc lên. Ngoài ra, thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium cũng có thể phát huy được hiệu quả diệt cỏ cao khi phun trên cây đã lớn.
Ngoài thắc mắc hoạt chất Glufosinate Ammonium là gì, nhiều bà con còn muốn biết Glufosinate Ammonium thuộc nhóm nào? Loại thuốc trừ cỏ này nằm trong nhóm lân hữu cơ và đã được ứng dụng trong việc diệt trừ rất nhiều loại cỏ khác nhau, chẳng hạn như cỏ lồng vực, cỏ túc, cỏ tranh, mần trầu,…
Khả năng kiểm soát những loại cỏ lá rộng hoặc cỏ dại lâu năm của thuốc Glufosinate Ammonium vô cùng tốt, cụ thể:
- Phun thuốc Glufosinate Ammonium trực tiếp lên cỏ dại, bao gồm cả những loại cây trồng bị biến đổi gen để tiêu diệt chúng.
- Glufosinate Ammonium còn được sử dụng như một chất giúp làm khô cây trồng, từ đó giúp quá trình thu hoạch trở nên dễ dàng hơn.
- Thuốc Glufosinate Ammonium có thể giúp chống lại các loại bệnh lý về thực vật khác nhau nhờ vào khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn hiệu quả.
Tình trạng ngộ độc Glufosinate Ammonium xảy ra khi nào?
Trong quá trình dùng Glufosinate Ammonium, nếu người phun thuốc không trang bị đầy đủ các món đồ bảo hộ lao động hoặc dụng cụ phun thuốc không đảm bảo an toàn,… thì hóa chất sẽ rất dễ tiếp xúc với cơ thể thông qua da và đường hô hấp.
Hoạt chất Glufosinate Ammonium thường xâm nhập vào cơ thể khi bạn tiếp xúc chất này qua mắt, da hoặc hít thở, nuốt phải. Sự tiếp xúc không mong muốn này thường xảy ra trong quá trình pha thuốc, phun thuốc, bình phun bị rò rỉ hoặc thuốc thoát ra ngoài khi điều chỉnh bình phun. Trong đó, các khu vực trên cơ thể thường tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium chính là cổ tay, bàn tay, chân, lưng và các bộ phận sinh dục.
Các triệu chứng khi bị ngộ độc Glufosinate Ammonium
Glufosinate Ammonium là loại thuốc có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bị ngộ độc Glufosinate Ammonium thường sẽ bị loét miệng, đau nhức vùng xương ức, đau ở vùng thượng vị do bị tổn thương dạ dày.
Tiếp theo, người bị ngộ độc thuốc Glufosinate sẽ bị vàng da và mắt, xét nghiệm sẽ thấy kết quả men gan cao và bị suy thận. Trong từ 2 đến 3 tuần đầu tiên bị ngộ độc, tình trạng của các bệnh lý này sẽ nặng hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị nhiễm độc thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium còn có thể gặp phải một số triệu chứng lâm sàng khác như:
- Buồn ngủ, hay đau đầu và tâm trạng rất dễ bị kích động.
- Xuất hiện tình trạng hôn mê, bị co giật, trí nhớ suy giảm nhanh.
- Bị đau rát họng, buồn nôn và nôn, đau bụng đi ngoài nhiều.
- Hệ hô hấp bị ảnh hưởng, chẳng hạn như ngừng thở, suy hô hấp, bị giảm oxy máu.
- Bị tụt huyết áp, nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.
- Da bị kích ứng nhẹ nhưng vùng mắt có thể bị kích ứng với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Điều trị ngộ độc thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium bằng cách nào?
Cách điều trị ngộ độc thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium
Thông thường, để xử lý nhanh tình trạng bị ngộ độc thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium, các bác sĩ thường dùng cách rửa dạ dày để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và cho bệnh nhân dùng than hoạt giải độc.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng của từng người cũng như các triệu chứng xuất hiện khác nhau do chất độc từ thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium gây ra mà các bác sĩ có chuyên môn sẽ điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu hơn để cứu lấy bệnh nhân.
Cách phòng ngừa tình trạng ngộ độc Glufosinate Ammonium
Khi bị ngộ độc thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium mà không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để tránh bị ngộ độc Glufosinate Ammonium:
- Hạn chế tiếp xúc với những nơi có dùng thuốc trừ cỏ có chứa Glufosinate Ammonium.
- Rửa sạch và kỹ tất cả các loại thực phẩm tươi sống, đồng thời tuân thủ việc ăn chín, uống sôi.
- Tại khu vực đang dùng thuốc Glufosinate Ammonium, bạn không nên uống nước.
- Nếu phải thực hiện những công việc có liên quan đến các sản phẩm có chứa Glufosinate, bạn cần nắm rõ các thông tin về sản phẩm đó và tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi dùng xong.
- Nếu không may tiếp xúc với Glufosinate Ammonium ở dạng lỏng, bạn nên vứt bỏ và thay bộ quần áo sạch mới.
- Cần đảm bảo mặc đầy đủ đồ bảo hộ chất lượng như quần áo, mắt kính, găng tay,… trong quá trình phun xịt thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium.
Tóm lại, việc điều trị ngộ độc thuốc trừ cỏ Glufosinate Ammonium nếu không được thực hiện kịp thời thì hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng nhanh chóng đến tính mạng. Do đó, bạn nên tuân thủ những cách phòng tránh bị ngộ độc Glufosinate Ammonium được Việt Nông tổng hợp như trên để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân có tiếp xúc, dính loại hóa chất này, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt.