Giống cây măng cụt Thái Lan có trồng được ở miền Bắc không?

Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng, được rất nhiều người yêu thích. Chính vì sự yêu thích đó nên loại cây này trở thành nguồn kinh tế bền vững của rất nhiều bà con. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ thường thấy Măng cụt được trồng ở phía Nam. Vậy liệu cây Măng cụt có trồng được ở miền Bắc không và cách trồng Măng cụt như thế nào? Bài viết dưới đây Việt Nông sẽ giải đáp mọi thắc mắc này, bà con cùng theo dõi nhé!

Miền Bắc liệu có trồng được Măng cụt không?

Đa phần hầu như miền Bắc là vùng khí hậu khá thất thường vì sẽ có thời điểm rất nóng, cũng có thời điểm rất lạnh. Mùa đông tại các tỉnh miền Bắc là lạnh nhất cả nước. Và thực tế dù giống Măng cụt nói chung hay Măng cụt Thái Lan ta cũng không thấy xuất hiện tại các tỉnh miền Bắc, lý do vì sao?

Măng cụt được biết đến là loại trái cây nhiệt đới, vì vậy khi trồng tại miền Bắc chúng không thể thích ứng được với khí hậu ở đây. Đặc biệt khi khí hậu lạnh chỉ còn 5 độ C chắc chắn cây Măng cụt khó có thể nào phát triển tốt được.

Cây Măng cụt không thể trồng được ở miền Bắc, vì chúng không thể nào thích nghi, sinh trưởng trong điều kiện thời tiết lạnh.

Vì vậy cây Măng cụt có trồng được ở miền Bắc không? Câu trả lời chắc chắn là không, vì chúng không thể nào thích nghi, sinh trưởng trong điều kiện thời tiết lạnh. Nếu trồng ở đây không bị chết do thời tiết thì cây Măng cụt cũng bị ảnh hưởng khiến cho khả năng sinh trưởng rất kém, không đạt được năng suất như mong đợi.

Thực tế cũng đã có nhà vườn từng tiến hành trồng Măng cụt ở miền Bắc, tuy nhiên thì hiệu quả không được như mong đợi. Tình trạng cây con chết hao hụt rất lớn. Vì vậy đây là lý do miền Bắc không phải là địa điểm để trồng Măng cụt.

Điều kiện để cây Măng cụt có thể phát triển tốt

Nếu bà con vẫn còn thắc mắc liệu cây Măng cụt có trồng được ở miền bắc không, bà con nên tham khảo những điều kiện để cây sinh trưởng tốt dưới đây:

Về khí hậu

Loại cây này cực kỳ phù hợp với khí hậu nhiệt đới, nơi có nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa nhiều. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình 25 – 25 độ C. Vì cây Măng cụt là cây không ưa sáng vì vậy nếu trồng những năm đầu bạn cần che bóng cho cây. Bạn có thể sử dụng lưới hoặc trồng thêm cây che bóng như cây chuối.

Về đất trồng

Để trồng được Măng cụt nên chọn những vùng đất khô ráo, không bị ngập úng và có khả năng thoát nước. Độ pH tiêu chuẩn của cây Măng cụt là từ 5 – 6. Nếu muốn cây phát triển và cho ra quả sớm nên lựa chọn đất tơi xốp, đất có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây có thể hấp thụ.

Về tưới nước

Cây Măng cụt là cây luôn cần độ ẩm thường xuyên rất cao từ 80% trở lên. Vì vậy khi trồng cần tủ rơm vào gốc để giữ độ ẩm, thường xuyên tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 ngày/lần. Có thể tham khảo các hệ thống tưới tự động để chăm sóc cây được tốt, đúng quy trình hơn.

Đây là những điều kiện cần đáp ứng để cây Măng cụt có thể phát triển khỏe mạnh, đem lại năng suất tốt nhất. Những điều kiện trên là dành cho tất cả các dòng Măng cụt, không riêng Măng cụt Thái Lan, bà con có thể tham khảo.

Măng cụt là dạng cây ăn quả lâu năm mang đến hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trồng ở miền Nam.

Hướng dẫn cách trồng Măng cụt hiệu quả

Măng cụt là dạng cây ăn quả lâu năm mang đến hiệu quả kinh tế cao. Bà con đã biết miền Bắc có trồng được Măng cụt không, thì cũng nên biết miền Nam lại rất hợp khí hậu để trồng loại trái cây này. Cụ thể với phương pháp trồng như sau:

Tạo và thiết kế vườn trồng Măng cụt

Trồng Măng cụt cần thiết kế theo đường đồng mức. Như vậy sẽ tiện cho việc trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch Măng cụt. Tùy thuộc vào diện tích vườn để thiết kế cây chắn gió, trồng cây với mật độ 10mx10m (khoảng 100 cây/ha).

Thiết kế hố trồng

Kích thước hố trồng đúng tiêu chuẩn sẽ là 60cmx60cmx60cm. Trong quá trình đào hố thì các lớp đất mặt, đất ở dưới cần để riêng không lẫn lộn. Tiếp đó bạn sẽ trộn lớp đất bên trên với 20kg phân hữu cơ rồi bỏ xuống dưới, còn lớp đất ở dưới thì để đắp lên trên.

Dùng 0.5 – 1kg phân vôi để bón lót, bón 100 – 200 gram phân NPK, 10 – 20kg phân hữu cơ đã hoai mục. Đem đảo đều với đất, lấy nước tưới đều lên để giữ ẩm cho đất. Sau 20 – 30 ngày mới thực hiện việc xuống giống trồng cây để đảm bảo cây Măng cụt có điều kiện tốt nhất để sinh trường, phòng sâu hại.

Bón phân

Thời kỳ cây Măng cụt con

  • Bón phân hữu cơ đã hoai mục khoảng từ 10 – 15kg
  • Phân vô cơ bón trong năm đầu với lượng 0,5kg/cây, dựa vào công thức N:P:K 15:15:15. Những năm tiếp theo bón 1kg/ năm cho cây.
  • Phân sẽ được bón khoảng từ 2 -4 lần/năm.

Thời kỳ sau khi đã được thu hoạch

  • Lần 1: sử dụng bón cho cây sau khi cây mới thu hoạch, thời điểm này dùng NPK 20 – 5 – 6, kết hợp với 20 – 30kg phân hữu cơ hoai mục.
  • Lần 2: sử dụng trước khi cây Măng cụt ra hoa từ 30 – 40 ngày, dùng NPK 20 – 20 – 15 với liều lượng bón từ 1 – 2 kg/cây.
  • Lần 3: sử dụng sau khi cây đậu trái, dùng phân NPK 17 – 7 – 21 với liều lượng 2 – 3kg/cây.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc cho bà con về vấn đề cây Măng cụt có trồng được ở miền Bắc không cụ thể với giống Măng cụt Thái Lan. Bà con cũng có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trồng trọt khác tại trang Việt Nông. Ngoài ra nếu có nhu cầu về thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… hãy liên hệ để Việt Nông hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *