5 cách chăm sóc cây cao su tum trần mới trồng năng suất cao

Cao su là loại cây trồng mang đến nguồn thu nhập chính do rất nhiều bà con ở các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nói chung. Trong đó, đối với các bà con chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc học hỏi cách chăm sóc cao su mới trồng rất quan trọng. Do đó, để giúp bà con chăm sóc cây cao su tum trần mới trồng tốt hơn, Việt Nông xin chia sẻ một số kỹ thuật trồng cao su đạt chuẩn qua bài viết sau.

Cách trồng cao su tum trần chuẩn kỹ thuật

Khoảng cách và mật độ trồng cao su

Khoảng cách và mật độ khi trồng cây cao su sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào từng loại đất trồng cây. Việc biết cách xác định đúng yêu cầu về khoảng cách để mang đến điều kiện phù hợp, lý tưởng nhất giúp cây cao su phát triển nhanh với năng suất cao là điều rất quan trọng.

Thông thường, khoảng cách và mật độ cây cao su khi trồng cơ bản là:

Đối với đất đỏ

Khoảng cách và mật độ cơ bản thường được áp dụng là 7 x 3m. Đây là khoảng cách tương ứng với khoảng 476 cây cao su trên 1 ha.

Đất xám

Khoảng cách cao su trong trường hợp này thường được duy trì trong khoảng 6 x 3m. Khoảng cách này tương đương với mật độ cao su khoảng 555 cây trên ha.

Phương pháp trồng cao su tum trần (stump trần)

Để trồng cao su theo phương pháp tum trần, bà con có thể tham khảo và áp dụng theo cách như sau:

  • Bước 1: Cuốc và móc phần đất đã lấp hố trước đó lên. Lưu ý, bà con cần đảm bảo độ sâu của phần đất được cuốc lên này dài hơn phần rễ đuôi chuột của cây stump.
  • Bước 2: Tiến hành đặt phần tum thẳng xuống hố đất đã được móc lên trước đó, phần mắt ghép cao su sẽ được cho quay về phía khu vực hướng gió chính.
  • Bước 3: Tiến hành lấp hộ lại theo từng lấp đất, lấp đến đâu thì phải dậm thật kỹ đến đó để đảm bảo gốc tum được lấp chắc.
  • Bước 4: Lấp đất đến ngang mí dưới của mắt ghép cao su thì dừng lại, bà con quan sát thấy phần cổ rễ bị lộ lên khỏi mặt đất là được.
Bà con lưu ý khoảng cách và mật độ trồng cơ bản đối với đất đỏ là 7 x 3m, đối với đất xám là khoảng 6 x 3m.

Cách chăm sóc cao su mới trồng hiệu quả

Để cây cao su phát triển tốt và đạt được năng suất cao, bà con không chỉ cần biết trồng đúng cách mà còn phải chăm sóc sao cho hiệu quả ngay từ khi cây còn nhỏ. Việc chăm sóc cây cao su mới trồng có rất nhiều yếu tố mà bà con cần nắm bắt và áp dụng đầy đủ thì mới có hiệu quả.

Cụ thể, sau đây là một số cách chăm sóc cao su mới trồng hiệu quả, giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao mà bà con có thể tham khảo:

Làm cỏ trên hàng cho vườn cao su

Khi tiến hành làm cỏ trên hàng cao su, bà con cần lưu ý một số điều như sau:

Năm thứ nhất

Tiến hành làm cỏ tại các vị trí cách gốc cao su mỗi bên khoảng 1m. Tần suất làm cỏ là 3 lần trong năm. Bà con nên lưu ý đối với phần cỏ sát gốc chỉ nên nhổ thủ công bằng tay chứ không nên dùng cuốc. Cách này sẽ giúp bảo vệ gốc cây cao su tránh bị tổn thương cũng như gây hại cho rễ.

Từ năm 2 đến 5

Làm cỏ cho vườn cao su đều đặn 1 năm 4 lần và từ năm thứ 6 đến 8, bà con chỉ cần làm cỏ 2 lần trong năm.

Yêu cầu quan trọng nhất đối với việc làm cỏ cho cây cao su chính là nên hạn chế làm thủ công trên hàng. Thay vào đó, bà con nên ưu tiên dùng các loại thuốc diệt cỏ thích hợp để phun. Cách này sẽ giúp tiết kiệm được khá lớn chi phí thuê nhân công làm cỏ vườn cao su.

Làm cỏ giữa hàng trong vườn cao su

Khi tiến hành làm cỏ giữa hàng cho vườn cao su, bà con cần đảm bảo phần thảm cỏ ở mặt đất được duy trì khoảng 15 đến 20cm. Trong năm đầu trồng cao su, bà con có thể phát cỏ với tần suất 2 lần/năm.

Từ năm thứ 2 đến thứ 4, bà con có thể phát cỏ đều đặn 4 lần/năm. Trong đó, cách tốt nhất mà bà con nên ưu tiên vẫn là sử dụng các loại thuốc diệt cỏ thích hợp.

Lưu ý: Khi làm cỏ giữa hàng cho vườn cao su, bà con nên hạn chế việc cày đất từ năm thứ 2 trở đi. Đồng thời cũng không nên cày đất ở những vườn cao su nào có độ dốc lớn hơn 8%.

Bà con lưu ý cần làm cỏ trên hàng và giữa hàng trong vườn cao su theo hướng dẫn trên.

Tủ gốc để giữ ẩm cho cao su

Cây cao su tum trần mới trồng trong suốt năm đầu tiên cần được tủ gốc để giữ ẩm vào giai đoạn cuối của mùa khô. Việc tủ gốc đúng cách sẽ giúp rễ cây cao su phát triển tốt hơn, có khả năng giữ ẩm để chống hạn hiệu quả. Để tủ gốc giữ ẩm, bà con nên dùng các loại cây thuộc họ đậu, thân cỏ dại, rơm rạ, cây phân xanh,…

Khi tủ gốc, bà con nên tủ cách vị trí gốc cao su khoảng 10cm với bán kính tủ khoảng 1m. Bên cạnh đó, độ dày tối thiểu khi tủ gốc cao su là 10cm. Để hoàn thành việc tủ gốc giữ ẩm cao su, bà con cần phủ thêm một lớp đất dày khoảng 5cm để che phủ được hoàn toàn bề mặt vừa tủ.

Tỉa chồi cao su đúng cách

Nếu muốn cao su phát triển tốt thì bà con cần lưu ý thực hiện việc cắt chồi thực sinh hoặc chồi ngang đúng thời điểm sau khi trồng tum trần. Cách này giúp chồi ghép trên cây tăng khả năng phát triển tốt hơn.

Khi tỉa tạo tán cây, bà con nên thực hiện liên tục và thường xuyên đối với những cành mọc tập trung, mọc lệch tán. Lúc này, vùng thuận lợi và lý tưởng nhất để tiến hành tạo tán chính là vị trí khoảng từ 3m trở lên.

Phòng chống cháy cho vườn cây

Phòng chống cháy cho vườn cao su là việc vô cùng quan trọng mà bất cứ bà con nào có trồng loại cây này đều phải nắm rõ. Để phòng cháy tốt cho vườn cao su, bà con cần dọn sạch sẽ cỏ quanh bìa lô, dọn cỏ đường lương, quét sạch sẽ lần lá và cho nằm cách hàng cao su ít nhất 2m.

Các cách trên sẽ giúp bà con giảm thiểu được nguy cơ gây cháy lan trong vườn cao su. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất mà bà con cần lưu ý chính là không nên tiến hành đốt lửa trong vườn cao su dù cho có bất cứ lý do nào đi nữa.

Trên đây là toàn bộ những cách chăm sóc cao su mới trồng theo phương pháp tum trần giúp cho năng suất cao mà Việt Nông muốn chia sẻ đến quý bà con. Để học hỏi thêm nhiều cách thức trồng, chăm sóc cây trồng hữu ích khác, hãy liên hệ đến Việt Nông để được tư vấn và chia sẻ các thông tin mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *