Cỏ dại là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng của cây trồng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và xâm chiếm diện tích canh tác. Chính vì vậy mà bà con nông dân thường sử dụng thuốc diệt cỏ vì tốc độ nhanh chóng, thuận tiện mà lại còn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc diệt cỏ thường xuyên sẽ gây tác động đến năng suất, tốc độ phát triển của cây. Ngoài ra, thuốc diệt cỏ cũng gây ô nhiễm môi trường và đất.
Mặt khác, khi dùng phân bón hóa học để diệt cỏ dại thì chỉ cần ure, kali ngấm vào đất, cây trồng sẽ không chỉ chống chịu được sâu bệnh mà còn giúp cây khỏe, chịu được hạn hán, lũ lụt và sinh trưởng phát triển tốt. Vậy bạn đã biết cách thức diệt cỏ bằng ure và kali chưa? Hãy cùng Công ty nông nghiệp Việt Nông tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về phân bón diệt cỏ bằng ure và kali
Tìm hiểu về phân ure
Phân ure có công thức là [CO(NH2)2], chứa 45-47% đạm (N), dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, là loại phân đạm phổ biến nhất, chiếm 2/3 các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Đây là phân bón có tỷ lệ đạm cao, dễ sử dụng, hòa tan nhanh trong nước thành dạng NH4 + (Amôn) và dạng NO3- (Nitrat) cho cây dễ hấp thu và sử dụng.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại phân này là dễ bị bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh, từ đó làm mất và giảm mất lượng đạm. Bên cạnh đó, nếu bón dư thừa đạm cây trồng sẽ yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường.
Với tính chất hút ẩm mạnh nên việc bảo quản cần được chú ý hơn. Phân có thể xảy ra hiện tượng tạo thành Blurea trong quá trình sản xuất, đó là khi 2 phân tử ure vô tình kết dinh lại với nhau đó là chất có hại cho cây khi phun ure trên lá. Nếu tỷ lệ chất đó cao vượt mức chuẩn (không quá 1.5% Blurea theo tiêu chuẩn Việt Nam) cây trồng có thể bị độc.
Tìm hiểu về phân kali
Phân kali là loại phân có chứa các chất dinh dưỡng như kali. Phần lớn kali đến từ các mỏ quặng tự nhiên. Thực vật sẽ hấp thụ kali dưới dạng ion K + thông qua trao đổi giữa rễ cây và chất keo trong đất. Phân kali được phân làm hai loại chính là kaliclorua (KCl) và kalisunphat (K2SO4).
- Trong đó, phân kali clorua (KCl) chứa 55-60% K2O, là loại phân kali được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 90-93% lượng phân kali trên toàn thế giới. Dạng bột tinh thể màu đỏ hồng. Dược sử dụng cho nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau, giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, chất lượng của nông sản.
- Bón kali clorua nhiều và liên tục khiến đất bị chua, phân bị kết dính lại khi để ẩm nên khó sử dụng. Không nên sử dụng với một số cây trồng mẫn cảm với clo như một số cây nguyên liệu, sầu riêng,…
- Còn phân kali sunphat (K2SO4) có hàm lương K2O chiếm từ 48-50% và 15% lưu huỳnh, có màu trắng, dưới dạng tinh thể, nhanh tan trong nước, không hút ẩm, sử dụng bón cho nhiều loại cây, đặc biệt các cây có nhu cầu về lưu huỳnh cao như cây có dầu, cà phê,…
- Bón phân kali sunphat lâu ngày đất sẽ bị chua, không thích hợp bón cho đất phèn, chua, mặn.
Mỗi loại cây trồng sẽ có nhu cầu về kali khác nhau, việc cung cấp nhanh chóng và kịp thời kali cho cây trồng sẽ giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đạt được năng suất cao.
Khác với phân đạm và lân, tỷ lệ kali trong hạt thấp hơn tỷ lệ trong thân và lá. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá dựa trên tỷ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
Trong thân lá lúa, tỷ lệ K2O dao động khoảng 0.60 – 1.50%, trong khi đó ở hạt gạo tỷ lệ này biến động khoảng 0.30 – 0.45%. Ở cây thuốc lá tỷ lệ K20 trong lá đặc biệt cao lên đến 4.5 – 5.0% theo chất khô.
Công dụng khi diệt cỏ bằng phân bón hóa học từ ure và kali
- Tiết kiệm được chi phí mua thuốc diệt cỏ.
- Không gây nên tác động tiêu cực tới sức khỏe người tiêu dùng cũng như đất đai.
- Tạo điều kiện tốt hơn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với việc sử dụng thuốc diệt cỏ.
- Sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ khiến cho nhiều loại cây nhanh bị lão hóa, dẫn đến bị héo và chết. Nhưng khi bạn dùng phân bón hóa học sẽ mang đến kết quả ngược lại.
Phân bón ure và kali được dùng để diệt cỏ khi nào?
Tùy theo điều kiện và môi trường mà sự sinh trưởng và phát triển của cỏ sẽ khác nhau. Vì vậy, để ngăn chặn cỏ dại một cách triệt để, bạn cần phải xác định xem loại cỏ này thuộc nhóm cỏ nào, từ đó có biện pháp xử lý an toàn, thuận tiện nhất.
Lúa cỏ và hạt cỏ dại sẽ rất dễ nhận thấy bởi vì chúng luôn có sẵn trong đất. Cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ bắt đầu sinh sôi và phát triển, điều này thường gặp ở giai đoạn đầu khi cây trồng đang trong quá trình sinh trưởng. Do đó, bạn cần phải diệt cỏ ngay từ đầu bằng phân bón hóa học để đạt được hiệu quả như mong muốn.
3 bước diệt cỏ bằng ure và kali nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
Bước 1: Hòa tan ure, kali và nước theo tỷ lệ 1:1:10 sẽ tạo ra loại phân bón diệt cỏ mang lại hiệu suất cao.
Bước 2: Kết hợp sử dụng bình xịt, máy phun để phun hóa học giúp dung dịch hoà tan lên cỏ.
Buớc 3: Sử dụng vòi nhựa phun dễ dàng lên cỏ tại các hàng, luống cây để không làm ảnh hưởng trực tiếp lên cây.
Sử dụng phân bón hóa học để diệt cỏ dại vừa giúp bạn tối ưu hóa được chi phí, mang lại hiệu quả cao mà không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.
Lưu ý:
- Sử dụng các loại phân bón chính hãng và trộn đúng theo như tỷ lệ đã được hướng dẫn sẽ tiêu diệt các loại cỏ.
- Nên sử dụng bình phun hay vòi phun để phun trực tiếp lên cỏ, tránh làm ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.
Trên đây là quy trình các bước diệt cỏ bằng ure và kali mà công ty nông nghiệp Việt Nông đã hướng dẫn đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp diệt cỏ tối ưu nhất cho sản phẩm cây trồng của mình.
Có thể bạn quan tâm: