Thông thường khi nhắc đến nơi trồng nhiều chôm chôm nhất, hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, với khả năng mang đến nguồn kinh tế khá ổn của chôm chôm, nhiều bà con ở khu vực miền Bắc cũng muốn trồng loại cây ăn trái này và đặt ra câu hỏi cây chôm chôm thích hợp với kiểu khí hậu nào, miền Bắc trồng được không? Để giải đáp được thắc mắc này, bà con có thể tham khảo ngay bài viết sau của Việt Nông.
Cây chôm chôm thích hợp với kiểu khí hậu nào?
Khi trồng bất cứ một loại cây nào, để đảm bảo cây phát triển tốt, cho năng suất ổn định thì bà con cần cân nhắc đến các điều kiện xung quanh như đất, nước, kiểu khí hậu,… Vậy cây chôm chôm thích hợp với kiểu khí hậu nào, điều kiện đất ra sao?
Cây chôm chôm có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, chẳng hạn như đất thịt pha cát, đất phù sa có khả năng thoát nước tốt hay đất đỏ bazan,… Trong đó, đất trồng chôm chôm cần đáp ứng được yêu cầu như:
- Tầng canh tác dày.
- Có độ thoát nước tốt.
- Đất đảm bảo được độ pH dao động từ 4,5 đến 6,5.
- Đất trồng chôm chôm không bị nhiễm mặn, phèn hay xuất hiện tình trạng ngập úng.
Bên cạnh đó, nơi trồng cây chôm chôm cần đáp ứng được các điều kiện về khí hậu như sau:
- Lượng mưa trung bình mỗi năm cần đáp ứng đủ từ 2000 đến 5000mm.
- Nhiệt độ bình quân/năm khoảng từ 22 đến 30 độ C.
Với những đặc điểm trên, có thể nói những khu vực thích hợp nhất để trồng chôm chôm không đâu khác chính là vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Cây chôm chôm có trồng được ở miền Bắc không?
Nhiều bà con miền Bắc muốn canh tác cây chôm chôm nhưng vẫn không biết cây chôm chôm có trồng được ở miền Bắc không? Câu trả lời là cây chôm chôm hoàn toàn có thể trồng được ở các tỉnh và khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, với một số đặc điểm và điều kiện thời tiết khác bất lợi, cây chôm chôm được trồng ở miền Bắc thường sẽ khó phát triển hơn, cho năng suất không cao.
Cụ thể, dưới đây là những nhược điểm khiến cho cây chôm chôm trồng ở miền Bắc không thể phát triển tốt và cho năng suất cao như ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:
Về đất trồng chôm chôm
Với yêu cầu đất trồng như trên thì tại miền Bắc vẫn có nhiều khu vực đáp ứng được hoặc có thể khắc phục, cải tạo đất trồng thích hợp hơn với cây chôm chôm. Tuy nhiên, cách này sẽ khá tốn kém đối với hầu hết bà con vì chi phí khá cao và đặc biệt là rất khó để phát triển, mở rộng quy mô sau này.
Về điều kiện nhiệt độ
Như bà con đã nắm rõ, nhiệt độ thích hợp để cây chôm chôm phát triển tốt và cho năng suất cao là từ 22 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ cao, trên 40 độ C thì cây chôm chôm sẽ bị rụng hoa và quả hàng loạt.
Nếu nhiệt độ tại nơi trồng chôm chôm dưới 20 độ C thì cây sẽ được thúc đẩy ra đọt, điều này làm cây chậm ra hoa hơn rất nhiều. Đặc biệt, cây chôm chôm không chịu được thời tiết rét, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C thì cây sẽ sinh trưởng vô cùng chậm.
Nhìn chung, với những yếu tố bất lợi như trên ở hầu hết các khu vực tại miền Bắc thì bà con sẽ rất khó khăn trong việc canh tác cây chôm chôm.
Về điều kiện độ ẩm
Chôm chôm là loại cây ăn quả ưa những nơi có độ ẩm cao, trung bình độ ẩm cần lớn hơn 70% để phát triển tốt. Chính vì vậy, với những vùng có khí hậu khô lạnh như miền Bắc thì cây chôm chôm sẽ rất khó để thích ứng và phát triển.
Gợi ý cách trồng cây chôm chôm chuẩn kỹ thuật
Một số yêu cầu khi trồng cây chôm chôm
Để trồng cây chôm chôm đúng kỹ thuật, bà con cần đáp ứng được một số yêu cầu như sau:
Khoảng cách
Khoảng cách tiêu chuẩn để trồng chôm chôm là 10 x 10m. Đối với đất trồng có độ phì thấp, bà con có thể chọn khoảng cách 8 x 8m hoặc 9 x 9m.
Hố trồng chôm chôm
Kích thước hố tiêu chuẩn khoảng 50 x 50 x 50cm. Khi đào hố, bà con nên để đất riêng ở vị trí cụ thể để trộn cùng các loại phân bón khác và lấp lại khi trồng chôm chôm.
Kỹ thuật trồng chôm chôm đúng chuẩn
Để đảm bảo việc trồng chôm chôm diễn ra thuận lợi và đúng kỹ thuật, bà con có thể tham khảo thực hiện một số bước như sau:
- Tiến hành đào một lỗ nhỏ ở hố trồng sao cho chiều sâu của lỗ này phải lớn hơn chiều cao của túi cây chôm chôm giống từ 2 đến 3cm.
- Trước khi trồng cây chôm chôm, bà con cần chọn các loại thuốc diệt nấm như Ridomil hay Mancozeb,… để xịt vào hố với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.
- Dùng dao rạch nhẹ nhàng để bóc túi bao quanh bầu đất của cây chôm chôm giống. Sau đó, bà con tiến hành cắt bỏ phần rễ cái và đặt vào hố trồng.
- Khi lấp đất, bà con chú ý nên ém chặt phần đất ở xung quanh để cây chôm chôm con được đứng vững, cố định hơn, tránh bị lung lay.
- Làm bồn cho cây chôm chôm với đường kính từ 1 đến 1,2m để tránh tình trạng nước bị chảy ra ngoài trong lúc tưới nước.
- Tiến hành cắm cọc và buộc cành chôm chôm vào để tránh bị gió làm lay gốc cây.
- Có thể dùng tàu lá dừa để che nắng theo các hướng Đông và Tây để bảo vệ cây chôm chôm con tốt nhất.
- Trong thời gian đầu, bà con có thể trồng một số loại rau ở dưới gốc chôm chôm để giúp giữ ẩm tốt hơn và tránh được tình trạng cỏ dại mọc lên nhiều.
Với những thông tin trên, Việt Nông hy vọng bà con đã giải đáp được thắc mắc cây chôm chôm có trồng được ở miền Bắc không một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Bên cạnh kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm, nếu có bất cứ thắc mắc nào về kinh nghiệm canh tác các loại cây trồng khác, hãy liên hệ ngay với Việt Nông để được hỗ trợ nhanh nhất.