Imidacloprid là loại hoạt chất đã quá nổi tiếng trong các loại thuốc trừ côn trùng, kiểm soát mối mọt,… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về hoạt chất Imidacloprid. Đồng thời, có khá nhiều người quan tâm đến việc Imidacloprid có độc không. Bài viết sau đây của Việt Nông sẽ giúp bạn hiểu được Imidacloprid là gì cũng như công dụng của hoạt chất Imidacloprid chi tiết nhất.
Hoạt chất Imidacloprid là gì?
Imidacloprid là loại hoạt chất trừ sâu có hệ thống và được xem như một chất độc thần kinh cực mạnh đối với các loại côn trùng. Vậy hoạt chất Imidacloprid thuộc nhóm nào? Hoạt chất diệt côn trùng Imidacloprid nằm trong nhóm hóa chất có tên là Neonicotinoids. Nhóm hóa chất này được tạo ra với khả năng tương tự như các đặc tính của nicotine – một chất độc thần kinh xuất hiện tự nhiên trong thuốc lá.
Hiện tại, Imidacloprid được dùng khá rộng rãi với khả năng tiêu diệt được nhiều loại côn trùng khác nhau như kiến, rệp, ruồi, gián,… Đồng thời, hoạt chất Imidacloprid cũng có thể được sử dụng cho đất và hạt giống nhằm giúp kiểm soát côn trùng hiệu quả.
Cách thức tác động lên côn trùng của Imidacloprid
Imidacloprid hoạt động hiệu quả bằng cách phá vỡ sự ức chế truyền kích thích trong hệ thống thần kinh của các loại côn trùng gây hại. Do đó khi côn trùng ăn hoặc hấp thụ Imidacloprid vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng bị Imidacloprid tiêu diệt.
Cụ thể hơn, Imidacloprid đã thực hiện việc ngăn chặn một số loại đường dẫn thần kinh quan trọng của côn trùng. Vì bị tắc nghẽn các đường dẫn nên cơ thể côn trùng sẽ tích tụ Acetylcholine (chất dẫn truyền thần kinh quan trọng) gây ra hiện tượng tê liệt và chết dần.
Một số đặc điểm nổi bật của hoạt chất Imidacloprid
Với khả năng tiêu diệt côn trùng hiệu quả, Imidacloprid là loại hoạt chất được tin dùng khá nhiều ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh việc tìm hiểu cách thức hoạt động, dưới đây là một số đặc điểm hoạt chất Imidacloprid nổi bật nhất mà có thể bạn nên biết:
- Hoạt chất Imidacloprid có rất nhiều dạng công thức khác nhau, có thể được dùng trong các loại chất lỏng, bả gel hoặc chất cô đặc,…
- Trong nông nghiệp, Imidacloprid hiệu quả nhất đối với các loại sâu bệnh trên cây trang trí, cây cỏ, các loại cây vườn,…
- Trong đời sống, hoạt chất Imidacloprid ở dạng gel sẽ cho tác dụng mạnh nhất đối với các loại kiến và gián.
- Imidacloprid có khả năng di chuyển đến toàn thân cây đến tận phần gốc nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho cây trồng. Đặc biệt, hoạt chất Imidacloprid còn có khả năng xâm nhập với tốc độ nhanh vào lớp biểu bì của lá, mô lá.
Hoạt chất Imidacloprid có tác dụng gì?
Không chỉ tại Việt Nam, hoạt chất Imidacloprid còn được sử dụng vô cùng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt, Imidacloprid được dùng phổ biến nhất trong việc trị sâu bọ, côn trùng cho các loại cây công nghiệp và mang đến hiệu quả cao khi dùng để xử lý đất, hạt giống để tránh các loại côn trùng hút chất dinh dưỡng.
Cụ thể, một số công dụng hoạt chất Imidacloprid nổi bật nhất bao gồm:
Nông nghiệp
Giúp kiểm soát một cách hiệu quả các loại rệp, bọ mía, bọ xít, bọ trĩ, cào cào,.. và nhiều loại côn trùng gây hại cây trồng thường gặp khác.
Dùng trong nhà
Kiểm soát và ngăn chặn sự phá hoại của các loài mối, gián, kiến thợ mộc và một số loại côn trùng ưa ẩm.
Trên động vật nuôi
Imidacloprid giúp tiêu diệt, kiểm soát bọ chét hiệu quả cho vật nuôi (thuốc có chứa Imidacloprid thường được bôi lên phần cổ của vật nuôi).
Làm vườn, cây cảnh
Phòng trừ và duy trì kiểm soát các loại rệp gây hại với hiệu quả cao.
Thông thường sau khi phun Imidacloprid, côn trùng có thể bị tê liệt dần trong khoảng vài phút hoặc vài giờ. Đa số các loài côn trùng gây hại sẽ chết sau từ 1 đến 2 ngày ăn hoặc tiếp xúc với Imidacloprid. Tuy nhiên thời gian này vẫn có thể kéo dài lên đến 7 ngày đối với một số loại côn trùng mạnh.
Hoạt chất Imidacloprid có độc không?
Tương tự như nhiều loại hoạt chất trừ sâu khác, hoạt chất Imidacloprid hoàn toàn có thể gây hại đến con người nếu tiếp xúc, hít hoặc ăn phải. Mặc dù Imidacloprid không dễ đi qua da khi tiếp xúc nhưng hoạt chất này hoàn toàn có thể đi qua niêm mạc dạ dày nhanh chóng.
Bạn có thể tiếp xúc với Imidacloprid thông qua việc cầm thức ăn sau khi phun thuốc mà chưa rửa sạch, vô tình chạm vào các sản phẩm có chứa Imidacloprid,… hoàn toàn có thể gây ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau.
Do đó để tránh việc ngộ độc Imidacloprid, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Áp dụng đúng và đủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc có chứa Imidacloprid.
- Sử dụng đầy đủ găng tay, mắt kính, quần áo bảo hộ,… trong quá trình pha, phun Imidacloprid.
- Dùng thuốc Imidacloprid đúng với hướng dẫn về liều lượng, cách pha,… như trên bao bì và khuyến cáo.
- Thay quần áo ra ngay và tắm rửa sạch sẽ khi vừa phun Imidacloprid xong để đảm bảo không tiếp xúc với chất độc.
Xem thêm: Hoạt chất diệt côn trùng Dimethoate là gì, có bị cấm?
Từ những thông tin về hoạt chất Imidacloprid trên đây, Việt Nông tin chắc bạn đã tìm được đáp án cho các thắc mắc hoạt chất Imidacloprid là gì, Imidacloprid có độc không,… một cách chính xác nhất. Để tìm hiểu thêm về nhiều hoạt chất trừ sâu hiệu quả khác trên cây trồng, bạn hãy liên hệ Việt Nông để được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích nhé!