Phân hữu cơ Organic hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp sạch và cây trồng nông nghiệp hữu cơ. Phân bón Organic sẽ không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giúp cải tạo lại đất trồng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không phải bạn đọc nào cũng có thể hiểu rõ được phân hữu cơ Organic là gì, có nguồn gốc từ đâu, đặc điểm và ứng dụng sẽ như thế nào? Bài viết sau đây của Việt Nông sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc trên, các bạn tiếp tục theo dõi nhé!
Phân hữu cơ Organic là gì?
Phân hữu cơ Organic hay còn gọi là phân Organic là các hợp chất hữu cơ được sử dụng trong nông nghiệp sạch giúp gia tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. Ngoài ra, còn giúp cân bằng các thành phần của đất và cung cấp thêm các dưỡng chất đa – trung – vi lượng. Phân hữu cơ organic thường được xử lý từ phân gia súc, xác thực vật, hoa màu, than bùn, cỏ dại, xác thực vật hoặc một số chất thải sinh hoạt khác. Hiện nay, phân hữu cơ organic được chia thành 5 nhóm chính: phân có nguồn gốc từ động vật, thực vật, từ vi sinh vật, sinh vật biển và phân hỗn hợp.
Ngoài ra, phân Organic có thể được chế biến bằng các biện pháp thô sơ như ủ phân tại nhà, có thể là phân chuồng, phân xanh, phân rác hoặc than bùn hoặc vùi phân xanh trực tiếp xuống đất. Tuy nhiên, xử lý phân bằng biện pháp này sẽ không đảm bảo tối đa nguồn dinh dưỡng có trong phân bón và cũng có thể sót lại mầm bệnh gây hại. Các loại phân hữu cơ Organic được xử lý bằng công nghệ vi sinh có chất lượng tốt hơn nhưng có chi phi cao hơn và nồng độ hữu cơ thấp hơn.
Đặc điểm của phân hữu cơ Organic
Hiện nay, trên thị trường phân hữu cơ Organic được chia ra thành 4 loại chính và đặc điểm của từng loại phân hữu cơ như sau:
Phân hữu cơ truyền thống
Đây là loại phân hữu cơ được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu là các chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh từ các loài cây bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…được nhà nông gom ủ lại để chờ chúng bị hoại mục.
Ưu điểm
Giúp cung cấp các chất khoáng đa trung và vi lượng, giúp tăng độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất, ổn định kết cấu của đất và tạo điều kiện cho dễ phát triển.
Nhược điểm
Trong thành phần có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên cần bón nhiều để bổ sung chất lượng, lưu ý cần phải xử lý phân tươi đúng cách để không ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe của con người.
Phân hữu cơ sinh học
Với loại phân này sẽ có nguồn nguyên liệu hữu cơ có thể được trộn thêm than bùn được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi.
Ưu điểm
Sử dụng trong mọi giai đoạn trồng cây như bón lót, bón thúc, bón nuôi quả, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế xói mòn rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất.
Nhược điểm
Có giá thành cao.
Phân hữu cơ vi sinh
Loại phân này sẽ có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có điểm khác là trong hỗn hợp có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Ưu điểm
Giúp bổ sung các chất khoáng đa, trung và vi lượng. Giúp bạn trở nên tơi xốp và phì nhiu, ngâm cận hoặc ức chế kìm hãm các mầm bệnh trong đất phát triển.
Nhược điểm
Trong phân bón có hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn các loại phân bón hữu cơ sinh học khác.
Phân hữu cơ khoáng
Ưu điểm
Bổ sung khoáng chất cho đất.
Nhược điểm
Sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đất và có thể bị xói mòn nếu liên tục sử dụng trong thời gian dài.
Ứng dụng của phân hữu cơ Organic
- Phân hữu cơ Organic được ứng dụng trong nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây rau mùa,… với công dụng cải tạo đất giúp đất tơi xốp và hạn chế sâu bệnh, giúp cây có thể phát triển lá, cành, rễ và giúp cây xanh tốt hơn.
- Ngoài ra phân hữu cơ Organic cần cung cấp chất dinh dưỡng đối với cây trồng giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó sẽ tăng năng suất cây trồng.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến phân hữu cơ Organic mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về phân hữu cơ Organic là gì? Đặc điểm và ứng dụng của từng loại phân hữu cơ để từ đó có thể lựa chọn loại phân phù hợp với cây trồng của bạn.