Phân bón hữu cơ vi sinh là gì? 5 ưu, nhược điểm cần nắm rõ

Phân bón được biết đến là một cánh tay đắc lực giúp bà con canh tác, trồng trọt hiệu quả. Thị trường hiện nay đang tồn tại hàng trăm hàng nghìn loại phân bón với công dụng và thành phần khác nhau. Chính vì vậy, bà con cần nắm rõ những kiến thức về phân bón để đưa ra lựa chọn thông minh phù hợp với loại cây trồng đang canh tác.

Công ty Nông Nghiệp Việt Nông sẽ giới thiệu đến bà con một loại phân bón rất phổ biến trong thời gian gần đây – phân bón hữu cơ vi sinh. Vậy phân bón vi sinh là gì? Định nghĩa, ưu và nhược điểm của nó như thế nào? Hãy theo dõi thông tin dưới đây để có câu trả lời cho bản thân nhé!

Định nghĩa và công dụng của phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ vi sinh được định nghĩa là loại phân bón được tạo thành từ hỗn hợp các chất hữu cơ lên men. Trong thành phần của phân bón hữu cơ vi sinh có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích cho cây trồng. Tỷ lệ pha trộn của phân hữu cơ vi sinh thường là 15% phân hữu cơ vi sinh và  ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi chủng vi sinh vật còn sống.

Trong thành phần của phân bón hữu cơ vi sinh có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích cho cây trồng.

Công dụng của phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng đa – trung – vi lượng cho cây trồng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ hòa tan các chất vô cơ trong đất trở thành chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ, đồng thời bồi dưỡng, cải tạo, tăng lượng mùn và tăng độ phì nhiêu cho đất, bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

Phân bón hữu cơ vi sinh có thể được chế tạo từ các nguyên liệu như phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…

Các chủng vi sinh vật có trong phân hữu cơ vi sinh: hầu hết là các vi sinh vật có lợi như vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích tăng trưởng, đối kháng vi khuẩn,…

Ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ vi sinh

Ưu điểm

Tính lâu dài

Phân bón hữu cơ vi sinh cho thấy hiệu quả vượt bậc trong việc cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ và tăng lượng mùn cho đất trong thời gian lâu dài.

Cách sử dụng đơn giản

Khi bón phân hữu cơ vi sinh cho cây, bà con chỉ cần tiến hành bón trực tiếp vào đất mà không cần lo lắng về việc chết cây, đất bị thoái hóa hay phèn chua,…

Hiệu quả cao

Phân bón hữu cơ vi sinh có thể thay thế được phân hóa học trong một số giai đoạn và cung cấp được những chất tự nhiên mà phân bón hóa học không thể cung cấp.

Phân giải các chất

Phân bón hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật sống có khả năng phân giải các chất dinh dưỡng khó hấp thu thành chất dễ hấp thu. Từ đó giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

An toàn

Phân được tạo ra từ những nguyên liệu thiên nhiên do vậy rất thân thiện với môi trường, con người, động vật và cả cây trồng.

Phân bón hữu cơ vi sinh có ưu, nhược điểm riêng, bà con cần nắm để sử dụng hiệu quả.

Nhược điểm

Hiệu quả chậm, thời gian ủ lâu

Trước khi sử dụng bà con cần tiến hành ủ phân trong một khoảng thời gian từ 1-6 tháng, trong khi đó phân lại cho hiệu quả chậm nên cần sử dụng với số lượng lớn trong giai đoạn bón lót.

Chất dinh dưỡng

Phân hữu cơ vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng nhỏ chất dinh dưỡng chuyển hóa từ các vi sinh vật. Phân không đủ khả năng cung cấp toàn bộ và cân đối dinh dưỡng cho cây.

Công đoạn ủ phân

Để cho ra sản phẩm tốt nhất, việc ủ phân phải tiến hành bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt, tránh tình trạng mất các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc ủ phân thủ công cũng gây mất cảnh quan và xuất hiện mùi hôi thối. Bên cạnh đó, ủ phân cũng cần một diện tích lớn và tốn nhiều công sức người làm.

Hạn sử dụng

Mỗi sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh sau khi bỏ ra khỏi nơi ủ đều có một thời hạn nhất định. Nếu không tiến hành bón kịp thời các vi sinh vật có trong phân có thể chết. Mỗi sản phẩm chỉ thích hợp cho một nhóm cây trồng nhất định. Ví dụ: phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm chỉ phù hợp cho một số loại cây trồng họ đậu.

Lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng

Phân bón hữu cơ vi sinh có chứa rất nhiều loài vi sinh vật còn sống ngay cả khi đã bón vào trong đất, chính vì vậy bà con không nên sử dụng các hóa chất, thuốc hoặc phân có tính oxi hóa cao cùng với phân hữu cơ vi sinh. Tính oxi hóa của chúng có thể giết chết các loài vi sinh vật có lợi và việc bón phân trước đó của bà con trở nên vô ích.

Thời gian cách ly: bà con nên bón các loại phân khác hoặc thuốc khác sau 2 tuần kể từ khi bón phân hữu cơ vi sinh cho đất.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà Việt Nông muốn cung cấp cho bà con về chủ đề phân bón hữu cơ vi sinh là gì? Định nghĩa, ưu và nhược điểm của nó. Hy vọng qua bài viết này, bà con nắm bắt được những kiến thức bổ ích về phân bón hữu cơ vi sinh.

Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nông nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Việt Nông. Chúng tôi hứa hẹn sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất cho bà con!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *