Cà phê là loại cây cho hiệu quả cao về kinh tế, có nhiều vùng trồng cây này trên diện rộng như Tây Nguyên. Việc chăm sóc cây cà phê phải đúng cách mới cho hiệu quả cao, giúp đâm nhiều hoa kết nhiều trái mùa màng bội thu. Vậy làm cách nào để chăm sóc cho cà phê có bộ rễ khỏe mạnh, tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời nhé.
Tìm hiểu về cấu tạo bộ rễ của cây cà phê
Cây cà phê có nhiều bộ phận quan trọng như thân, ngọn, lá, cành, rễ,… Trong đó rễ là một bộ phận quan trọng của cây, giúp hút dinh dưỡng từ đất để nuôi cây sinh trưởng tốt hơn, giúp cây đâm hoa và kết trái nặng trĩu.
Bộ rễ cây cà phê có 4 phần chính:
Rễ cọc
Là phần giữ cho cây chắc chắn không dễ đổ ngã do tác động từ bên ngoài. Giúp cây to khỏe lớn mạnh, rễ cọc có độ dài trên dưới nửa mét.
Rễ ngang
Rễ này phát triển từ rễ cọc được mọc theo 4 hướng với chức năng giữ cây chắc chắn cao lớn. Các rễ này tập trung ở tầng đất canh tác từ mặt đất đi xuống độ sâu khoảng 30cm.
Rễ phụ
Rễ này được phát triển từ rễ ngang, chức năng mang các rễ tơ, tăng độ bám, hút dinh dưỡng.
Rễ tơ
Là loại rễ có kích thước nhỏ, chức năng là hút nước, dinh dưỡng đi khắp nơi để nuôi cây. Rễ này nằm trên tầng đất mặt canh tác, độ sâu từ 0 đến 20 cm, còn mọc lên trên mặt đất.
6 cách chăm sóc cho cà phê có bộ rễ khỏe mạnh
Muốn cây cà phê đạt năng suất thì bạn cần phải có cách chăm sóc cho cà phê có bộ rễ khỏe mạnh hiệu quả. Nếu bạn muốn tập trung giúp bộ rễ cây khỏe, hút dinh dưỡng và nước tốt thì có thể học hỏi theo cách chia sẻ từ vietnong.vn bên dưới:
Tạo tầng đất canh tác được tơi xốp
Việc làm cho đất tơi xốp giúp nhiều dinh dưỡng cực kỳ quan trọng để giúp cây sinh trưởng tốt nhất, đạt năng suất cao. Chú ý bạn cần phải bón phân hữu cơ đều đặn hàng năm hoặc cách năm. Phân hữu cơ giúp cho rễ cà phê được sinh trưởng tốt nhất. Dạng phân khác như sinh hóa hữu cơ, vi sinh hữu cơ cũng cần thiết.
Trồng xen cây độ đỗ khi đất trống
Lúc đất còn trống thì bà con trồng xen cây đậu đỗ, cà phê chưa giao tác để lấy tán lá tủ gốc, ép xanh, cung cấp hữu cơ cho mặt đất. Đồng thời điều này còn bảo vệ được cấu tượng của đất tốt hơn. Dưới tác động của mưa, nắng, gió có thể khiến đất bị khô, bạc màu đi nhiều. Trồng cây che bóng mát cũng giúp bảo vệ cấu tượng đất tốt hơn.
Bón phân hữu cơ, ép xanh thân cành lá đậu đỗ đúng cách
Bà con chú ý khi bón phân hữu cơ hay ép xanh thân cành lá cây đậu đỗ phải đúng cách. Cụ thể chia ra chu vi tán cây được làm 4 phần. Vào năm đầu thì cần đào rãnh ¼ ở một phía quanh giáp với phần mép. Rãnh tạo có độ rộng từ 20-30cm, sâu 20-30cm. Vào mùa mưa tới thì sẽ kết hợp giúp rễ phát triển tốt.
Cách này sẽ nâng thêm khả năng chống chịu thời tiết cho bộ rễ, nhất là mùa rô tới không bị khô. Bộ rễ hướng xuống tầng đất tránh bị mất nước, đứt gãy, khiến cây kém phát triển.
Bón phân hóa học cân bằng giữa đạm, lân và kali
Khi tới thời điểm bón phân hóa học thì bà con chú ý kết hợp hoặc phân chia hợp lý giữa đạm, lân, kali. Tỷ lệ hợp lý của NPK là: 3:1:3 hoặc theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Chú ý không bón phân khi trời khô hạn, lúc này có thể gây cháy bộ rễ tơ của cây. Lượng phân bón khoáng cần đủ 300 kg đạm nguyên chất, từ 90-120 kg lân nguyên chất và từ 300-350 kg kali nguyên chất trên ha.
Bón tối thiểu là 4 lần trong 1 năm, gồm có đầu mùa mưa, trong mùa mưa bón 2 lần, cuối mùa mưa bón 1 lần. Còn mùa khô thì bà con tưới nước thì kết hợp phân bón nước cho phù hợp.
Làm vườn, rẫy
Vào cuối mùa khô thì bà còn làm vườn, rẫy cà phê. Dùng cày rạch hàng đi đường kề sát mép tán lá, độ sâu khoảng 10-15cm. Cách này sẽ đứt xén đi các rễ đã già quá ở bên ngoài, để có chỗ cho rễ mới mọc lên hút dinh dưỡng.
Phòng và chữa bệnh cho rễ
Công tác phòng và chữa bệnh cho rễ cà phê thực sự quan trọng. Có nhiều sinh vật tấn công như nấm, tuyến trùng,… chúng tấn công khiến rễ bị đứt, yếu từ đó khiến cây héo, rụng lá, có thể bị chết.
Bón phân hữu cơ giúp cho sinh vật có ích tồn tại. Dùng thuốc diệt trừ sâu hại và tuyến trùng, nấm trong đất để loại bỏ chúng tấn công, sinh sôi rộng khiến cây nguy hại.
FAQ về chăm sóc bộ rễ cà phê
Chúng ta cùng xem thêm một số giải đáp thắc mắc về việc chăm sóc rễ cho cây cà phê:
1. Ngăm nhiễm nấm vào mùa mưa?
Bạn bón phân hóa học, phân sinh hóa hữu cơ, vi sinh trong mùa mưa. Rải đều trên bề mặt dưới tán lá tới mép lá. Đây là cách hạn chế nấm hại xâm nhập, làm hại bộ rễ của cà phê.
2. Các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh mua ở đâu?
Bạn muốn tìm phân bón chăm sóc rễ cây cà phê, diệt trừ sâu hại, nấm thì nên liên hệ với Công ty Nông Nghiệp Việt Nông. Nhân viên sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm sử dụng phù hợp với từng thời điểm có hiệu quả giúp rễ khỏe mạnh nhất.
3. Có phải chăm sóc bộ phận khác của cây?
Có bộ phận nào của cây cà phê cũng cần chăm sóc thì mới khỏe mạnh, sinh trưởng đồng đều được. Bạn nên tìm hiểu để không bỏ qua lượng dưỡng chất nào cần thiết bổ sung cho cây đúng thời điểm.
Với hướng dẫn về cách chăm sóc cho cà phê có bộ rễ khỏe mạnh chi tiết từ Việt Nông. Bạn có thể áp dụng vào thực tế giúp cho cây cối xanh tốt, đạt năng suất cao nâng hiệu quả kinh tế hơn.