Nhắc đến các loại bọ xít không chỉ gây hại mùa màng của bà con mà chúng trở thành tác nhân gây ra một số bệnh ở người. Trong đó bọ giời một loài côn trùng gây ra bệnh giời leo ở người. Cùng Việt Nông tìm hiểu về đặc điểm của bọ leo cũng như nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.
Đặc điểm chung về bọ giời
Đây là một loài côn trùng có tên khoa học là Aulacophora Similis và thuộc bọ cánh cứng chuyên ăn lá cây để sống, họ Chrysomelidae. Dễ dàng nhận diện bọ giời thông qua đặc điểm cơ thể màu ánh cam nổi bật và chiều dài từ 5 – 8 mm đối với con trưởng thành.
Tập tính của bọ giời thường sống ký sinh trên những cây họ dưa chẳng hạn như dưa leo, bầu bí, bí đao, dưa hấu, bí đỏ. Thông thường cách mà chúng hoạt động mỗi ngày là ăn phần thân, lá, đọt non và có khả năng gây ra một số bệnh vi khuẩn ở cây trồng. Người nông dân khá nhức nhối và phiền não về khả năng, mức độ tàn phá của loài côn trùng này.
Chưa dừng lại ở đó, bọ giời chứa độc tố có thể gây ra bệnh giời leo ở người. Nếu mắc phải người bệnh phải chịu đau đớn đến vài năm. Theo các chuyên gia nhận định bọ leo thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết sẽ lạnh và có độ ẩm cao. Thêm vào là những người có sức kháng yếu cũng dễ bị chúng xâm nhập và gây bệnh. Chẳng hạn đối tượng người cao tuổi trên 60 tuổi, người có tiền sử bị thủy đậu.
Nguyên nhân bệnh bọ leo xuất hiện
Theo nhận định của nhiều bác sĩ cho biết biểu hiện bọ leo tương đối giống với bệnh zona thần kinh. Nhưng để phân biệt, bạn cần quan sát vùng da vì theo thông thường zona chỉ lan theo đường đi của dây thần kinh. Còn giời leo có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh giời leo từ một loại côn trùng mang tên bọ giời gây ra. Bọ này có chứa độc tố bên trong cơ thể. Trong quá trình con người đập chúng chết thì loại độc tố ở bên trong sẽ được giải phóng ra ngoài.
Từ đó, trong môi trường không khí loại độc tố này gặp phần da của con người dễ kích ứng và tạo ra cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc cơ thể. Do đó, người nông dân khi tiến hành phương pháp tiêu diệt bọ giời nên chú ý thận trọng sử dụng bao tay và trang bị quần áo dài để hạn chế loại độc dược xâm nhập vùng da.
Ngoài ra vào thời tiết ẩm ướt, đặc biệt là mùa mưa chúng ta thường bắt gặp loài côn trùng này ở gầm giường, bàn, tủ. Với đặc điểm bọ leo sống và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Do đó khi con người đang say giấc chúng sẽ bò lên người và tiết ra dịch độc acid photpho. Ngay ngày hôm sau da bỏng rát và nổi mẩn đỏ y như những vết phỏng thông thường.
Xem thêm: đặc điểm Bọ Nhảy
Triệu chứng biểu hiện của bệnh bọ leo
Nhiều người hay nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh zona thần kinh. Cho nên những dấu hiệu sau chỉ cho bệnh bọ leo mà bạn nên biết đến để phát hiện và kịp thời tìm phương pháp điều trị phù hợp:
- Vùng da ửng đỏ và có vệt dài ngoằn ngoèo khoảng 3 – 5 cm đi kèm là triệu chứng ngứa và đau rát mỗi khi chạm vào.
- Phát hiện cơ thể nổi những mụn nhỏ liti ở tay, chân, lưng ở những vùng hay tiết ra nhiều mồ hôi.
- Đối với trường hợp bệnh bọ giời ở mức độ nặng thì chỗ mụn sẽ bị vỡ ra và tạo thành mủ.
Cách điều trị bệnh bọ leo hiệu quả
Dựa vào những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh bọ leo, nếu bạn đang bị thì hãy tham khảo một số cách điều trị như sau. Bệnh nhân không cần quá lo lắng khi nhiều bác sĩ cho rằng đây không phải bệnh lý nguy hiểm và tương đối dễ điều trị nếu phát hiện sớm.
Sau khi bạn phát hiện bản thân đã bị bệnh bọ leo thì hãy đi đến tiệm thuốc gần nhất và mua thuốc bôi ngoài da. Đây là cách điều trị phổ biến mà hiệu quả thường được nhiều người áp dụng. Chỉ cần kiên trì thoa mỗi ngày khoảng 1 tuần sẽ trị dứt điểm bệnh.
Đặc tính của bệnh này là do chất độc acid photpho bên trong cơ thể của bọ giời gây ra. Cho nên cách điều trị thường chúng ta nên sử dụng những loại thuốc có chứa dung dịch kiềm mạnh để trung hòa độc tố. Một lưu ý nhỏ trước khi dùng thuốc bôi thoa thì nên rửa sạch vùng da bị bệnh bằng nước muối loãng.
Ngoài ra, bạn có thể điều trị bệnh bọ leo bằng cách sử dụng đậu xanh và lá khổ qua. Đây là hai loại lá có tính hàn và mát khá cao. Cách thức thực hiện đơn giản khi chỉ giã nát và đắp lên vùng da bị bệnh. Kiên trì thực hiện 3 lần mỗi ngày và kéo dài khoảng 1 tuần là sẽ khỏi bệnh ngay. Trong trường hợp phát hiện khi bệnh nặng sau khi xử lý vùng da bị bỏng hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Kết luận
Với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến bệnh bọ giời. Phòng ngừa hơn chữa bệnh, nếu bà con nông dân trong lúc diệt trừ loài côn trùng này hãy trang bị quần áo kín. Hoặc tại gia hãy luôn vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ để ngăn ngừa và không tạo điều kiện cho loài côn trùng này nảy sinh và kích ứng da.
Có thể bạn quan tâm: