Bọ trĩ là gì? Đặc Điểm, 4 Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bọ trĩ là một trong những loài sâu bệnh gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình canh tác nông nghiệp, bạn cần nắm được những thông tin về loài bọ trĩ, thuốc đặc trị bọ trĩ và các cách phòng ngừa để kịp thời ngăn chặn chúng phá hoại mùa màng.

Bọ trĩ là gì và chúng gây hại ra sao?

Bọ trĩ hay còn được gọi với tên khác là bù lạch và thuộc bộ cánh tơ. Đây là một loài bọ trong họ Thripidae với tên khoa học là Stenchaetothrips biformis. Đây là loài côn trùng nhỏ, dáng mập, có thể ăn và phá hoại nhiều loại cây khác nhau. Trong đó, bọ trĩ xuất hiện phổ biến nhất trên cây lúa, mía, bắp, các loại cây họ đậu và họ bầu bí,…

Loài bọ trĩ sống bằng cách chích hút nhựa của cây trồng để phát triển. Khi đó, chúng sẽ gây ra nhiều thiệt hại to lớn trên cây trồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động trồng trọt và năng suất khi thu hoạch.

Nhận biết đặc điểm của bọ trĩ để kịp thời phát hiện và tiêu diệt chúng

Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết bọ trĩ

Đặc điểm của loài bọ trĩ

Bọ trĩ trưởng thành có kích thước nhỏ, chỉ dài khoảng 1-2mm. Chúng có màu đen, phần râu ở đầu dài và chiếm đến ⅓ thân; 2 đuôi cánh hẹp và có cánh trước ở phần giữa tắt lại. Khi đến giai đoạn trưởng thành, loài bọ trĩ sẽ đẻ trứng rải rác trong các mô lá của cây trồng.

Trứng bọ trĩ mới được đẻ sẽ có màu trắng sữa, đến khi gần nở sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Con non khi nở có vẻ ngoài trông giống thành trùng, nhưng chúng sẽ không có cánh màu vàng nhạt.

Thông thường, bọ trĩ có thể sống đến 3 tuần và hoạt động cả vào ban ngày lẫn ban đêm. Đặc biệt vào ban ngày, chúng sẽ hoạt động tương đối nhanh nhẹn, khi bị khua động có thể lẩn tránh sang những lá cây khác hoặc rơi xuống đất để giả chết.

Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị bọ trĩ tấn công gây hại

Khi bị bọ trĩ tấn công, cây sẽ xuất hiện các vết lốm đốm có màu bạc và các mảng trắng nhỏ. Điều này xuất hiện chính là do bọ trĩ hút chích các tế bào thực vật và khi tấn công quá nhiều, lá cây có thể bị cuộn lại hoặc biến dạng; thân cây bị lùn, cằn cọc.

Bọ trĩ hầu như có thể tác động đến cây trồng trong mọi giai đoạn phát triển như giai đoạn cây non, ra hoa, phát triển sinh dưỡng,… Chúng có thể khiến cho nhiều loại cây ăn quả, rau xanh, hoa, cây cảnh,… bị ảnh hưởng rất lớn nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.

4 cách trị bọ trĩ đơn giản và hiệu quả

Việc phát hiện và điều trị bọ trĩ kịp thời sẽ giúp giảm ảnh hưởng đến cây trồng, giúp đảm bảo sự phát triển về sau và không gây giảm năng suất. Để tiêu diệt loài bọ trĩ, bạn có thể tham khảo 4 cách dưới đây:

Dùng Neem oil nguyên chất để tiêu diệt bọ trĩ

Sử dụng dầu Neem nguyên chất chính là cách tiêu diệt bọ trĩ mang đến hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn với môi trường. Trong Neem oil có chứa hoạt chất Azadirachtin có khả năng tiêu diệt bọ trĩ hiệu quả tận gốc.

Khi ăn phải dầu Neem, bọ trĩ sẽ bắt đầu bỏ ăn, giảm hoạt động ruột, ấu trùng không thể lột xác được và quá trình giao phối bị gián đoạn nên việc đẻ trứng sẽ trở nên hạn chế. Cách dùng Neem oil sẽ khiến chúng chết từ từ và dần không còn xuất hiện trong khu vườn của bạn nữa.

Bạn có thể tham khảo cách pha dầu Neem trị bọ trĩ hiệu quả như sau:

  • Dùng 5ml Neem oil pha cùng với 5ml nước rửa chén và 1 lít nước.
  • Sử dụng hỗn hợp trên để phun trị bọ trĩ cho khoảng 10 cây, nếu cần phun nhiều hơn có thể tăng số tỷ lệ dầu Neem và nước lên.
  • Thực hiện phun hỗn hợp dầu Neem trên khoảng 2-3 lần/tuần và buổi sáng hoặc chiều mát điều được.
Sử dụng Neem oil để tiêu diệt bọ trĩ hiệu quả, an toàn với môi trường

Sử dụng thuốc lào để trị bọ trĩ phá hoại cây trồng

Đây là một trong những mẹo trị bọ trĩ khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng thành công. Việc thực hiện phương pháp điều trị bọ trĩ này khá đơn giản, cụ thể như sau:

  • Pha thuốc lào cùng với rượu trắng theo tỷ lệ 100g thuốc lào cùng 1 lít rượu.
  • Ngâm hỗn hợp trên trong khoảng từ 2-3 ngày.
  • Lọc hỗn hợp qua rây và chỉ lấy phần nước để sử dụng tiêu diệt bọ trĩ.
  • Tiến hành pha 500ml hỗn hợp đã lọc cùng với 8 lít nước để phun vào vị trí nách và mặt lá khi chiều mát.
  • Tiến hành phun thêm một lần nữa vào sáng sớm hôm sau và lặp lại 4-5 ngày tiếp theo để đuổi bọ trĩ hiệu quả.
  • Nên thực hiện phun đều đặn 2 lần/tuần để phòng bọ trĩ xuất hiện trở lại trong vườn.

Trị bọ trĩ hiệu quả bằng dầu khuynh diệp

Cách bị bọ trĩ tiếp theo mà bạn có thể tham khảo thực hiện chính là sử dụng dầu khuynh diệp. Các bước pha dầu khuynh diệp để trị bọ trĩ trên cây trồng là:

  • Hòa tan 10 giọt dầu khuynh diệp cùng với 1 lít nước.
  • Khuấy đều hỗn hợp trên, cho vào bình và phun đều lên mặt lá của cây trồng bị bọ trĩ tấn công.
  • Thực hiện lặp lại trong vòng 3 ngày để đuổi bọ trĩ một cách hiệu quả.

Sử dụng thuốc trị bọ trĩ trên cây trồng

Bên cạnh các cách có nguồn gốc từ thiên nhiên như trên, bạn cũng có thể dùng thuốc đặc trị bọ trĩ nếu số lượng bọ tấn công quá lớn hoặc khu vực canh tác rộng. Trong đó, những loại thuốc đặc trị bọ trĩ hiện đang được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cao có thể kể đến Movento 150 OD, Yamida 100 EC, Confidor 200 SL hay Reasgant 5 EC,…

Khi sử dụng các loại thuốc trị bọ trĩ kể trên, bạn chỉ cần pha thuốc theo đúng tỷ lệ được khuyến cáo và hướng dẫn trên bao bì. Cách phun thuốc trừ bọ trĩ này sẽ mang đến kết quả nhanh chóng hơn so với 3 cách trị bọ trĩ có nguồn gốc thiên nhiên kể trên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đeo khẩu trang, mang đồ bảo hộ thật kỹ trong quá trình phun thuốc đặc trị bọ trĩ để đảm bảo an toàn nhất.

Phun thuốc đặc trị bọ trĩ giúp tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng

Có thể phòng ngừa bọ trĩ gây hại bằng cách nào?

Để phòng bọ trĩ xuất hiện và phá hoại cây trồng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tưới nước đầy đủ cho cây trồng vì loài bọ trĩ rất ghét nước.
  • Nên thường xuyên cắt tỉa gọn các cành lá vô hiệu, dọn dẹp sạch những tàn dư thực vật để hạn chế được nơi trú ẩn của bọ trĩ.
  • Trồng cây với mật độ hợp lý, không nên trồng quá dày.
  • Phun thuốc phòng ngừa bọ trĩ thích hợp, thường khoảng từ 7-10 ngày/lần. Trong đó, một số loại thuốc phòng bọ trĩ xuất hiện hiệu quả mà bạn có thể sử dụng chính là Confidor 200 SL hay Yamida 100 EC,…

Bài viết trên đã thông tin đến bạn đầy đủ về loài bọ trĩ cũng như đặc điểm, dấu hiệu nhận biết cùng cách phòng, trị hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên của Việt Nông sẽ giúp bạn kịp thời nhận diện các dấu hiệu cây trồng bị tấn công bởi bọ trĩ và đưa ra phương án đặc trị hiệu quả, kịp thời; giúp đảm bảo được năng suất cây trồng trong tương lai.

One thought on “Bọ trĩ là gì? Đặc Điểm, 4 Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *