3 cách trộn đất trồng và chăm sóc sứ Thái mới mua về từ A-Z

Đối với những người đam mê cây cảnh bonsai thì không thể nào bỏ qua được sức hút của loài sứ Thái. Mặc dù là một trong những loại dây dễ trồng, nhưng nếu muốn cây phát triển tốt và có kiểu dáng thân, form hoa nở đẹp nhất, bà con cần nắm rõ cách trồng và chăm sóc sứ Thái đúng quy trình. Bài viết sau đây sẽ giúp bà con nắm rõ chi tiết kỹ thuật trộn đất và cách trồng sứ Thái mới mua về chuẩn nhất.

Cách trộn đất trồng sứ Thái chi tiết

Trộn đất trồng hay giá thể chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất mà bà con không thể bỏ qua khi bắt đầu trồng sứ Thái. Trên thực tế, cách trộn đất trồng sứ Thái không hề khó, quan trọng là bà con cần tìm được các loại giá thể chất lượng, hợp lý và có mức giá phải chăng.

Trộn đất trồng (giá thể) chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất mà bà con không thể bỏ qua khi bắt đầu trồng sứ Thái.

Hướng dẫn cách trộn đất trồng sứ Thái (trộn giá thể)

Giá thể trồng sứ Thái vô cùng đa dạng, trong đó, mỗi loại giá thể sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như đác loại đá Pumice, đá Perlite hay viên đất nung sẽ có thể dùng trồng cây vĩnh viễn và tái sử dụng lại nhiều lần; giá thể xơ dừa có thời gian phân hủy khoảng từ 2 đến 3 năm;…

3 cách trộn giá thể phổ biến nhất

Hiện nay có khá nhiều cách trộn đất trồng sứ Thái khác nhau mà bà con có thể chọn lựa. Trong đó, phổ biến nhất là các cách trộn giá thể như sau:

Cách trộn 1

  • Đất trồng rau hoa (đất sạch trồng rau hoa).
  • 20% đá Pumice (có thể thay bằng xơ dừa, tro trấu nếu không có).
  • 25% đá Perlite.
  • 20% phân bò ủ đã hoai hoàn toàn (hoặc có thể dùng phân trùn quế).
  • 30% Peat Moss (Hoặc Akadama, Tribat).

Cách trộn 2

  • 25% vỏ đậu phộng.
  • 30% tro trấu.
  • 25% phân hữu cơ.
  • 10% các loại giá thể khác.

Cách trộn 3

  • 3 phần mụn dừa.
  • 5 phần trấu hun (than trấu).
  • 1 phần phân bò.
  • 1 phần tro trấu sống.

Một vài lưu ý khi trộn giá thể trồng sứ Thái

  • Mỗi loại giá thể sẽ có thời gian sử dụng khác nhau, do đó bà con cần chú ý đến việc thay giá thể sau thời gian sử dụng. Đặc biệt là đối với giá thể xơ dừa thường có hiện tượng bị mục, bà con nên thay thường xuyên để tránh làm đọng nước, đất bị ẩm ướt dẫn đến việc thối rễ sứ.
  • Nên chọn các loại giá thể đã qua xử lý vì những loại này thường đã được loại bỏ hầu hết các chất độc hại, chẳng hạn như xơ dừa, tro trấu, than trấu,…

Cách trồng sứ Thái với mua về đúng kỹ thuật

Khi mới vừa mua sứ Thái về, nhiều bà con chưa có nhiều kinh nghiệm thường lo lắng không biết nên trồng như thế nào là đúng cách. Thực tế, cách trồng sứ Thái mới mua về rất đơn giản, bà con chỉ việc thực hiện theo quy trình như sau:

Lựa chọn chậu để trồng sứ Thái

Sau khi đã biết cách trộn đất trồng sứ Thái, bà con cần chuẩn bị chậu trước khi tiến hành trồng cây. Chắc hẳn bà con nào cũng biết sứ là loài cây ưa thời tiết khô hạn. Do đó, hãy ưu tiên chọn những loại chậu trồng có khả năng hút nước tốt.

Một trong những loại chất liệu chậu trồng sứ khá được ưa chuộng chính là đá mài hoặc xi măng,… Bên cạnh đó, đáy chậu trồng sứ Thái cần được khoét phần lỗ to hơn bình thường để tăng khả năng thoát nước cho cây.

Hướng dẫn các bước trồng sứ Thái đơn giản

Cách trồng sứ Thái mới mua về rất dễ thực hiện, bà con chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đổ giá thể đã trộn vào nửa chậu, sau đó đặt cây sứ Thái cố định vào trong chậu.
  • Bước 2: Đổ tiếp phần giá thể còn lại đến gần thành miệng chậu trồng sứ thì dừng lại. Tiếp đó, bà con tiến hành tưới một lượng nước vừa đủ để giúp tạo độ ẩm vừa phải cho đất.
  • Bước 3: Mang chậu sứ Thái đi phơi nắng nhẹ trong vòng từ 15 đến 20 ngày. Hoặc khi đã thấy mầm sứ bắt đầu nhú lên thì bà con có thể di chuyển cây đến nơi khác.
Cách trồng và chăm sóc sứ Thái mới mua khá đơn giản và dễ thực hiện, bà con chỉ cần làm theo hướng dẫn trong bài viết.

Kỹ thuật chăm sóc sứ Thái mới trồng chuẩn nhất

Quá trình chăm sóc sứ Thái không chỉ đơn giản là tưới nước và bón phân mà ngoài ra, bà con còn cần kết hợp thêm nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

Cung cấp đủ ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng và đặc biệt không thể thiếu trong giai đoạn cây sứ Thái nở hoa. Có thể nói nếu ánh sáng được cung cấp đủ và càng gay gắt thì hoa sứ Thái sẽ càng nở đẹp.

Chú ý đến lượng nước tưới

Nước tưới luôn là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển mạnh khỏe của cây. Đối với sứ Thái, bà con không nên tưới quá nhiều nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng. Ngược lại, bà con cũng không nên chủ quan sứ là loài chịu nhiệt mà tưới thiếu lượng nước, khiến cho đất quá khô.

Cách tốt nhất là bà con nên canh chỉnh lượng nước tưới sứ Thái sao cho đất đảm bảo được độ tơi xốp vừa phải. Đặc biệt, bà con tuyệt đối không nên tưới cây sứ vào thời điểm nắng gắt giữa trưa.

Bón phân với liều lượng vừa đủ

Đối với những cây sứ Thái mới được trồng, bà con có thể tham khảo cách bón phân như sau:

  • Pha loãng 10 đến 15g phân bón NPK 20-20-15 cùng với TE hoặc pha NPK 16-2-8 với TE trong khoảng 10 đến 15 lít nước sạch. Tiến hành tưới đủ ẩm đất cho các chậu sứ, mỗi lần tưới cách nhau khoảng 15 đến 20 ngày.
  • Kết hợp thêm phân bón lá thích hợp, chẳng hạn như phân Đầu trâu 005 để phun định kỳ từ 7 đến 10 ngày 1 lần cho cây sứ nhằm giúp kích thích cây ra rễ, chồi và lá.

Qua bài viết trên, Việt Nông đã chia sẻ chi tiết đến quý bà con 3 công thức trộn giá thể và cách trồng sứ Thái mới mua về được áp dụng phổ biến. Rất mong rằng với những thông tin này, bà con sẽ trồng được những chậu sứ đẹp như ý!

Để biết thêm nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây, cách chọn các loại phân bón thích hợp,… bà con hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Việt Nông và nhanh chóng liên hệ trực tiếp với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *