Trứng bọ ngựa bao lâu thì nở – Có tác dụng gì?

Trứng bọ ngựa được rất nhiều người tìm kiếm bởi công dụng trị bệnh hiệu quả theo dân gian. Vậy thông thường bọ ngựa sẽ sinh sản ra sao, trứng bọ ngựa bao lâu thì nở, tổ bọ ngựa có tác dụng gì? Hãy cùng Việt Nông tìm hiểu đầy đủ những thông tin hữu ích về trứng bọ ngựa qua bài viết dưới đây.

Trứng bọ ngựa có ở đâu, bao lâu thì nở?

Sau khi giao phối, không lâu sau, bọ ngựa cái sẽ đẻ khoảng 200-300 trứng trong 1 tổ trứng. Trứng bọ ngựa có thể tìm thấy được ở khắp nơi, chỉ cần có cây dâu là hầu hết đều tìm được trứng ở đó.

Trứng bọ ngựa thường được đẻ vào cuối hè đến mùa thu, cụ thể là từ tháng 5 đến tháng 8. Trong thời kỳ sinh sản này, những con bọ ngựa thường sẽ giao phối với nhau và đẻ trứng vào buổi tối. Sau khi được đẻ khoảng 1 ngày, vỏ trứng bọ ngựa sẽ tự động khô lại và bám chặt vào thân của cây dâu. Sau khoảng dưới 1 tháng, trứng bọ ngựa sẽ bắt đầu nở. Ấu trùng bọ ngựa khi đó sẽ lớn vô cùng nhanh, trải qua 4 lần lột xác để phát triển đến hình dạng trưởng thành.

Trứng bọ ngựa thường sẽ nở sau khoảng dưới 1 tháng

Thành phần và tác dụng dược lý của trứng bọ ngựa

Tổ bọ ngựa chứa nhiều chất béo, axit amin, chất sắt, xơ, abumin, canxi và nhiều hoạt chất quý khác được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Cấu tạo của túi đựng trứng bọ ngựa bao gồm 2 phần: Túi trứng và trứng bọ ngựa được chứa bên trong. Trong đó:

  • Phần túi trứng có chứa nhiều protein, sắt, lipit và calcium.
  • Trứng bọ ngựa có chứa glycoprotein và lipoprotein.

Theo Đông y, trứng bọ ngựa có vị mặn, ngọt, hơi tanh nhẹ và có tính bình. Chính vì vậy, trứng của loài côn trùng này được quy vào 2 kinh can và thận. Nhờ vào những đặc điểm cùng thành phần kể trên, trứng bọ ngựa có những tác dụng như:

  • Chữa di tinh. mộng tinh, liệt dương.
  • Điều trị bế kinh.
  • Chữa tình trạng tiểu dầm, tiểu rắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Giảm khí hư, tình trạng đau thắt lưng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đổ mồ hôi trộm, viêm tai giữa,…

Xem thêm: Trứng bọ xít có độc không

Trứng bọ ngựa chứa nhiều hoạt chất tốt, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau

Trứng bọ ngựa có tác dụng chữa bệnh gì?

Trong các công dụng kể trên, trứng bọ ngựa thường được áp dụng chủ yếu trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa. Đối với căn bệnh này, tổ bọ ngựa hoạt động như một vị thuốc có tác dụng làm tiêu mủ, giảm các triệu chứng đau.

Hiện nay, có 2 cách chữa bệnh viêm tai giữa từ tổ bọ ngựa được lưu truyền trong dân gian là:

Dùng bột của tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa

Để áp dụng cách chữa viêm tai giữa có mủ này, bạn cần chuẩn bị lượng vừa đủ tổ bọ ngựa để nung, tán nhỏ và cho vào trong hũ đậy kín nắp. Để bảo quản phần bột này được lâu hơn, bạn nên để tại những nơi khô ráo. Sau đó, mỗi ngày bạn chỉ việc lấy một ít bột để thổi nhẹ vào vùng tai đang bị viêm. Duy trì cách làm này 2 lần/ngày để thấy được sự thuyên giảm của bệnh viêm tai giữa.

Dùng xạ hương kết hợp tổ bọ ngựa

Xạ hương từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt virus vô cùng tốt mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp tổ bọ ngựa với xạ hương để nâng cao hiệu quả điều trị viêm tai giữa.

Theo cách này, bạn cần chuẩn bị 10g tổ bọ ngựa cùng với 0.5g xạ hương. Hai nguyên liệu này cần được mang đi sấy khô rồi cho vào cối giã thành bột thật mịn. Sau khi trộn đều 2 nguyên liệu, bạn chỉ việc dùng tăm bông chấm lượng vừa đủ để bôi lên vùng tai đang bị viêm.

Lưu ý, khi bôi bột này bạn cần thao tác thật nhẹ nhàng. Đặc biệt, tuyệt đối không nên chọc ngoáy vào sâu bên trong tai bởi việc này có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Đồng thời, để tăng hiệu quả trị viêm tai giữa, bạn nên áp dụng đều đặn 2 lần/ngày.

Xem thêm: Bọ xít đái vào mắt có nguy hiểm không?

Cách chữa viêm tai giữa từ xạ hương và tổ bọ ngựa ngay tại nhà

Liệu có nên sử dụng tổ trứng bọ ngựa để chữa viêm tai giữa?

Theo dân gian, việc dùng tổ bọ ngựa để chữa bệnh được nhiều người tin tưởng, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa. Mặc dù vậy nhưng đến hiện nay, hiệu quả của tổ bọ ngựa trên thực tế vẫn chưa được xác định hay nghiên cứu một cách cụ thể.

Không chỉ vậy mà ngược lại, nhiều bác sĩ còn đưa ra cảnh báo về việc dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có thể gây tiềm ẩn một số rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi lẽ khi hình thành ngoài tự nhiên, tổ trứng bọ ngựa có thể đã bị nhiễm trùng, virus, ký sinh trùng,… Khi đó, ngay khi đã được sấy khô đi nữa thì cũng không thể đảm bảo được toàn bộ tác nhân gây bệnh đã được tiêu diệt hết.

Chính vì vậy, trước khi quyết định chọn cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa theo dân gian, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng hoặc các thầy thuốc Đông y.

Trên đây là những thông tin tổng hợp xoay quanh về trứng bọ ngựa: đặc điểm, nở khi nào và tác dụng ra sao? Thông qua đó, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được những cách chữa viêm tai giữa từ tổ bọ ngựa. Mặc dù vậy, cách chữa viêm tai giữa từ trứng bọ ngựa này không chắc chắn 100% độ hiệu quả mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, rất mong dựa vào những thông tin đó, bạn có thể đưa ra những nhận định phù hợp và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *