Sâu cuốn lá được biết là loại sâu gây bệnh nặng nề trên vùng trồng lúa ở nước ta. Thời điểm chúng sinh nở và gây hại thành dịch lớn, diện rộng là ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, trổ đòng. Để hiểu hơn về loại sâu hại này, hãy cùng Việt Nông theo dõi bài viết vòng đời sâu cuốn lá từ đó biết cách xử lý, phòng bệnh sâu cuốn lá hại lúa hiệu quả.
Tìm hiểu về sâu cuốn lá nhỏ
Ở bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ sâu cuốn lá được chia làm hai loại là sâu cuốn lá lớn và sâu cuốn lá nhỏ. Mỗi loại sâu cuốn lá đều có đặc điểm hình thái và vòng đời khác nhau:
Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá nhỏ
- Bướm sâu cuốn lá có kích thước chiều dài thân từ 8 – 12 mm, sải cánh từ 19 – 23mm, màu vàng rơm ở nền cánh, viền nâu sẫm ở mép cánh, 3 sọc nâu ở giữa cánh, 2 sọc mép dài và một sọc ngắn ở giữa.
- Một con bướm cái có thể đẻ tới 300 quả trứng. Trứng nằm rải rác dọc theo gân chính của lá hoặc thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 10 đến 12 trứng. Trên cả hai mặt của lá, nhưng có nhiều trứng hơn ở mặt trên.
- Trứng có hình bầu dục, dài khoảng 0,5 mm, màu trắng, khi sắp nở sẽ ngả sang màu hơi vàng.
- Sâu non mới nở có màu trắng sữa, có lông màu nâu. Sâu cuốn lá đủ lớn, dài khoảng 19 – 22mm, màu xanh lục, phân đoạn rất rõ ràng.
- Nhộng dài 7 – 10 mm, màu nâu.
Xem thêm: phun thuốc sâu sinh học bao lâu thì an được
Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ
- Vòng đời trung bình của sâu cuốn lá nhỏ khoảng 30 – 35 ngày. Bướm có tuổi thọ từ 5 đến 10 ngày. Thời gian sinh sản từ 3 đến 5 ngày. Tuổi thọ của sâu non khoảng 15 đến 28 ngày. Nhộng có tuổi thọ từ 6 đến 10 ngày.
- Trong đó, giai đoạn sâu non gây hại khoảng 15-28 ngày và có từ 5-6 tuổi. Sâu non từ 2 – 3 năm tuổi sẽ nhổ tơ và khâu mép lá lại tạo thành bao để ẩn mình sống nên rất khó để phòng trừ. Sâu cuốn lá nhỏ ăn mô lá gây hại chỉ để lại lớp biểu bì màu trắng, ruộng bị hại nhìn từ xa sẽ khô héo, xơ xác, trắng bạc, giảm khả năng quang hợp, lúa kém sinh trưởng, hạt lép nhiều, ảnh hưởng đến năng suất.
- Phát triển thành trùng sâu cuốn lá nhỏ thường được gọi là ngài có màu sắc màu vàng rơm, có chiều dài cơ thể hơn 1cm, đây là đặc điểm dễ nhận biết. Khi hạ cánh, đặc điểm cánh của chúng gấp lại thành hình tam giác và khi bị tác động chúng bay rất nhanh.
- Sâu cuốn lá thường gây hại từ 3 đến 5 lá trong suốt một vòng đời tồn tại và hóa nhộng trong bao lá.
- Lưu ý: Vết thương ở mép lá do sâu cuốn lá tạo ra, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập gây hại.
Tìm hiểu về sâu cuốn lá lớn
Đặc điểm hình thái
- Thân ngài có màu đen lẫn vàng kim, đầu và ngực to bằng nhau, râu đầu mọc gần cánh mắt kép và có hình gậy. Cánh trước có màu nâu tối, ở giữa có 8 chấm trắng to nhỏ khác nhau xếp thành hình vòng cung. Cánh sau có màu nâu đen, gần mép ngoài có 4 đốm trắng xếp thành một đường.
- Trứng có hình bán cầu, đỉnh bằng, ở giữa hơi lõm. Lúc mới đẻ có màu tro sau đó chuyển sang màu vàng, bề mặt có vân, chuyển sang màu đen tím khi sắp nở.
- Sâu non có màu xanh lục, đầu lớn hơn phần thân. Khi nở sâu sẽ ăn vỏ trứng và bò ra đầu, mép lá nhả tơ tạo thành bao ẩn nấp trong đó. Khi sâu cuốn lá lớn đến trường thành tiếp tục đệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm trong đó để gặm nhấm.
- Nhộng có hình đầu đạn, bằng phẳng, đít nhọn có màu vàng nhạt. Khi đến thời điểm vũ hóa nhộng sẽ chuyển sang màu đen, vòi kéo dài ra khỏi mút cánh. sau khi hóa nhộng sẽ tiến hành nhả tơ dệt kén ở phía dưới khóm của thân cây lúa.
Có thể bạn quan tâm: phun thuốc đậu quả khi nào
Vòng đời sâu cuốn lá lớn
Vòng đời của sâu cuốn lá lớn thường từ từ 32 đến 40 ngày, trong đó:
- Thời gian trứng là 4 ngày
- Thời gian sâu non là từ 18 đến 19 ngày
- Thời gian nhộng từ 6 đến 7 ngày
- Thời gian bướm sâu cuốn lá là 4 đến 5 ngày.
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá gây hại
Việc sử dụng giống lúa dễ gây bệnh để canh tác và bón phân không hợp lý là những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng đây lại là tác nhân chính khiến sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Hướng đi bền vững để phòng trừ sâu cuốn lá, bảo vệ mùa màng là sự kết hợp hài hòa các mắt xích từ thủ công, canh tác đến sinh học, hóa học.
- Nếu lúa đang trong thời kỳ lá mới và sâu khi bị sâu tấn công ở mức độ nhẹ thì bà con cần hạn chế sử dụng thuốc để bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng sinh thái đồng ruộng, tiết kiệm chi phí bởi thiên địch của sâu cuốn lá vô cùng đa dạng từ ong, nấm…
- Biện pháp canh tác đóng vai trò quan trọng, nếu thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, gieo cấy, cấp nước sẽ hạn chế sâu bệnh phát sinh.
- Cuối cùng là áp dụng thuốc đặc trị khi mật độ sâu cuốn lá đang tăng nhanh. Lưu ý, sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá thời điểm thích hợp để lựa chọn thuốc xử lý.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về vòng đời sâu cuốn lá đã giúp bà con nắm được tập quán sinh sống qua đó lên kế hoạch diệt trừ kịp thời. Chúc người nông dân có một mùa màng bội thu.