Phân bón là thành phần quan trọng trong nông nghiệp. Để đảm đảm chất lượng của phân bón, đạt hiệu quả cao cho cây trồng, bà con cần phải lưu ý đến cách thức bảo quản phân bón. Đối với mỗi loại phân khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau. Do vậy phân cần có cách bảo quản khác nhau mới giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao có trong phân.
Một trong những loại phân được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp là phân chuồng. Vậy phân chuồng là gì, bảo quản phân chuồng bằng cách nào? Bà con cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như sử dụng phân chuồng đạt hiệu quả cho cây trồng nhé.
Phân chuồng là gì?
Phân chuồng là phân bón hữu cơ từ chất thải của động vật: Nước tiểu, phân của gia súc, gia cầm,… cộng với các loại phế phụ phẩm khác trong nông nghiệp (rơm, rạ, cỏ, rau), và rác thải hữu cơ, phân xanh. Phân chuồng là loại phân khá quen thuộc với nhiều người canh tác và sử dụng rộng rãi vì nó có thể tự sản xuất được tại nhà bằng các phương pháp ủ truyền thống hoặc được ủ bằng các chế phẩm sinh học.
Phân chuồng là loại phân mang lại nhiều lợi ích và ít gây độc hại đến môi trường. Chúng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng như: N (Nitơ), P (Photpho), S (Lưu Huỳnh), K (Kali), các chất dinh dưỡng này được lấy từ thức ăn của động vật.
Sở dĩ loại phân này được sử dụng phổ biến rộng rãi trong nông nghiệp trồng trọt bởi hàng năm, lượng phân chuồng thải ra từ gia súc là rất lớn. Do vậy, các cơ sở sản xuất phân bón đã tận dụng nguồn nguyên liệu đặc biệt phong phú này. Chắc hẳn, phân chuồng được bảo quản như thế nào? Là câu hỏi của nhiều người.
Loại phân này cần thêm chất độn để ít gây tác hại tới môi trường xung quanh nhất. Phân chuồng chính là là loại phân bón chất lượng, an toàn thay thế tốt hơn các loại phân hóa học hiện nay.
Phân chuồng không được sử dụng bón cho cây một cách trực tiếp, mà chúng phải được phân giải vi sinh vật. Phân cũng thường chỉ dùng bón lót vào trước mùa vụ canh tác. Trước khi bón, phân cần được ủ hoai theo quy trình. Nếu không sẽ không có hiệu quả cao, thậm chí phân sẽ còn làm giảm năng suất của cây trồng.
Bên cạnh đó, phân chuồng cần kết hợp với phân npk để đảm bảo tăng năng suất cho cây trồng cũng như canh tác bền vững cho đất trồng cây.
Những lợi ích thiết thực khi sử dụng phân chuồng
Trước khi tìm hiểu phân chuồng bảo quản bằng cách nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của loại phân này.
– Trước hết, phân chuồng giúp cây trồng phát triển một cách khỏe mạnh, đặc biệt là cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây nuôi lá và tránh tình trạng bị rụng lá.
– Phân cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng như: chất dinh dưỡng đa lượng như phân lân, đạm,kali; trung lượng như canxi, mg, na và vi lượng như kẽm, đồng,…
– Loại phân này cũng giúp bổ sung chất hữu cơ, làm tăng chất mùn trong đất để làm tăng độ phì nhiêu, giúp đất giữ ẩm tốt hơn và giữ lại các chất dinh dưỡng.
– Phân chuồng giúp kích thích bộ rễ phát triển tốt hơn, tăng khả năng chống chọi của cây trước thời tiết khắc nghiệt, thất thường như nắng hạn hán, xói mòn đất và tăng khả năng chống chịu các loại sâu bệnh.
– Tạo môi trường sống tốt để các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển như giun đất, các loại vi sinh vật hữu ích,…
Tuy nhiên, để việc bón phân đạt hiệu quả, người dùng phải sử dụng lượng phân bón lớn, cần nhiều nhân công trong công đoạn bón phân và ủ phân, cũng như tốn thêm các chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, nếu dùng phân tươi để bón trực tiếp cho cây thì sẽ không mang lại hiệu quả cao, vừa làm giảm năng suất và còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, cây trồng cũng sẽ giảm năng suất.
Sử dụng phân chuồng cũng sẽ làm chua đất vì bón phân lên men có chứa chất axit hữu cơ, phân bắt buộc phải được bón cùng với vôi, vì vậy việc sử dụng phân chuồng sẽ tốn thêm chi phí.
Phân chuồng bảo quản bằng cách nào?
Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi phân chuồng được bảo quản như thế nào cho bạn. Tuy phân chuồng là rác thải, phân hủy tự nhiên nhưng chúng ta cũng không nên để ướt. Chúng sẽ có mùi hôi thối mà phân cần phải được ủ hoai bằng cách trộn với rơm rạ, lá cây hoặc mùn cưa.
Như vậy, phân chuồng không bảo quản bằng cách nào?
- Đó chính là cách để lộ thiên và không trộn thêm những nguyên liệu khác.
- Bạn cũng nên kiểm tra nhiệt độ của phân chuồng để đảm bảo vi khuẩn hoạt động hiệu quả cao nhất.
- Đồng thời, phân cũng phải luôn luôn được giữ ấm ở một nhiệt độ thích hợp.
- Cứ vài tuần, chúng ta nên đào xới và đảo phân để chúng có thêm oxy, hỗ trợ của vi sinh vật hoạt động trong phân.
- Chúng ta chỉ nên sử dụng phân chuồng khi đã được ủ hoai, mục để bón cho cây trồng. Phân chuồng nên vận chuyển sớm ra đồng.
- Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của phân không bị giảm, chúng ta không nên chia phân ra nhiều đám nhỏ.
Phân chuồng được xem là giải pháp cứu cánh tuyệt vời cho đất và cây trồng. Việc sử dụng phân chuồng đúng quy trình chính là cách mà nhà nông có thể thu lại hiệu quả và cho năng suất cây trồng cao nhất. Hy vọng qua bài viết trên, bà con đã biết được phân chuồng bảo quản bằng cách nào, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và có năng suất cây trồng cao nhất.