Cách chăm sóc cây cà phê mới trồng chỉ với 6 bước cực dễ

Bên cạnh kỹ thuật chọn giống và trồng cà phê đúng cách, việc chăm sóc cây cà phê mới trồng theo đúng quy trình cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu biết cách chăm sóc cà phê mới trồng đúng kỹ thuật theo từng giai đoạn, chắc chắn bà con sẽ đạt được năng suất thu hoạch cao như mong đợi. Chính vì vậy qua bài viết sau, Việt Nông xin được chia sẻ đến quý bà con cách chăm sóc cà phê mới trồng chuẩn nhất chỉ với 6 bước.

Trồng dặm cho vườn cà phê mới trồng

Sau khi trồng cà phê được khoảng 15 đến 20 ngày, bà con nên đi quanh vườn kiểm tra xem có cây cà phê con nào bị chết hay không. Trong trường hợp phát hiện cây con nào bị chết hoặc phát triển còi cọc thì nên tiến hành nhổ bỏ ngay và trồng cây cà phê mới vào để thay thế.

Công đoạn kiểm tra và trồng dặm cà phê cần được tiến hành sớm. Đặc biệt, bà con cần hoàn thành việc trồng dặm vườn cà phê mới trồng trước khi mùa mưa kết thúc từ khoảng 1,5 đến 2 tháng.

Sau khi trồng 15-20 ngày, bà con đi quanh kiểm tra. Nếu có cây con nào bị chết hoặc phát triển còi cọc thì nhổ bỏ ngay và trồng thay thế cây mới.

Làm cỏ và ủ gốc cà phê

Thường xuyên làm cỏ và ủ gốc chính là một trong những công đoạn quan trọng trong cách chăm sóc cà phê mới trồng. Trong quá trình làm chỏ và ủ gốc cho cây cà phê, bà con cần đảm bảo đủ những yêu cầu cơ bản như:

  • Thường xuyên thăm vườn cà phê, kiểm tra và diệt trừ cỏ dại kịp thời bằng các biện pháp hợp lý để giúp vườn thông thoáng, ngăn chặn được các điều kiện phát triển của sâu bệnh gây hại.
  • Đối với một số loại cỏ khó xử lý như cỏ tranh, cỏ gấu,… bà con cần sử dụng các loại thuốc diệt cỏ đặc trị phổ biến trên thị trường. Lưu ý, bà con nên lựa chọn phun loại thuốc diệt cỏ phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến cây.
  • Thực hiện việc ủ gốc cây cà phê thường xuyên nhằm giúp giữ ẩm hiệu quả, tiết kiệm được thời gian tưới cây. Ngoài ra, việc ủ gốc còn là một phương pháp điều hòa nhiệt độ của đất tốt hơn, giúp đất trồng cà phê luôn được tơi xốp.

Trồng xen canh cà phê với các loại cây khác

Để mang đến hiệu quả trồng trọt tốt nhất, bà con có thể cân nhắc xen canh cà phê cùng với một số loại cây trồng khác, phổ biến nhất là đậu đen, đậu phộng, đậu xanh,… Việc trồng xen canh cà phê với các loại cây họ đậu này rất hữu ích.

Cách này vừa có thể giúp cải tạo đất, vừa giúp bà con sử dụng các khoảng đất trống triệt để hơn và quan trọng hơn hết là tận dụng được phần thân và lá của các loại cây này để làm nguyên liệu ủ gốc cây cà phê.

Trồng thêm cây che bóng cho cà phê

Đây là một cách chăm sóc cà phê mới trồng khá hiệu quả nên được áp dụng mà không phải bà con nào cũng biết. Để che bóng cho cây cà phê mới trồng, bà con có thể chọn các loại cây như bơ, sầu riêng,… Các cây che bóng này nên được trồng cùng lúc với cây cà phê con. Vị trí trồng cây che bóng thích hợp nhất là ở ngã tư giữa các bồn, khoảng cách trồng là 9 x 9m hoặc 9 x 12m.

Ngoài việc giúp che bóng, tránh nóng cho cây cà phê, cách này còn giúp cà con có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, bà con cũng cần nắm rõ một số lưu ý như sau trong quá trình trồng cây che bóng song song với cà phê. Cụ thể:

  • Tỉa cành thường xuyên cho cây che bóng, không được để các cành và tán cây quá rậm rạp vì sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến quá trình tiếp nhận nguồn sáng của cây cà phê.
  • Tán cây che bóng cần đảm bảo cách ngọn cà phê trung bình từ 2 đến 4m.

Tỉa nhánh cây cà phê hợp lý

Các cách chăm sóc cà phê mới trồng chuẩn kỹ thuật không thể nào thiếu việc tỉa nhánh hợp lý. Thông thường, khi cây cà phê trồng được khoảng 5 đến 6 tháng thì bà con nên tiến hành bẻ những chồi nào mọc ra từ thân hoặc nách lá. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện công đoạn này chính là vào đầu mùa mưa và trước mỗi đợt bón phân.

Sau khi trồng cà phê được 1 năm, số lần làm chồi có thể được tăng lên khoảng 5 đến 6 lần. Lưu ý ở mỗi vị trí đốt cành, bà con chỉ nên để lại khoảng 3 cành dự trữ là đủ. Bên cạnh đó, bà con cần tỉa bỏ bớt những cành thứ cấp nằm trên cao để cây cà phê hấp thụ ánh sáng dễ hơn. Bên cạnh đó, bà con trồng cà phê còn nên chú ý hãm ngọn cà phê kịp thời nếu cây đã đạt đến độ cao từ 1,6 đến 1,7m.

Bón phân đầy đủ và hợp lý chính là cách chăm sóc cà phê mới trồng vô cùng quan trọng.

Bón phân đầy đủ cho cây cà phê

Bón phân đầy đủ và hợp lý chính là cách chăm sóc cà phê mới trồng vô cùng quan trọng. Để giúp cây cà phê mới trồng phát triển tốt, bà con cần có kế hoạch dùng phân bón một cách hợp lý, chính xác về cả liều lượng và thời điểm bón.

Dưới đây là một số gợi ý về cách bón phân hợp lý cho cây cà phê mới trồng mà bà con có thể cân nhắc áp dụng:

  • Dùng phân chuồng đã hoai mục hoàn toàn bón định kỳ từ 4 đến 5 năm 1 lần cho vườn cà phê. Khối lượng phân chuồng nên dùng trong mỗi lần bón thông thường là 10 đến 15m3/ha đối với đất tốt.
  • Đối với đất xấu hơn, bà con nên bón phân chuồng định kỳ từ 2 đến 3 năm 1 lần với liều lượng tương tự như trên: từ 10 đến 15m3/ha.
  • Nên bón phân theo rãnh vào thời điểm đầu hoặc giữa mùa mưa. Rãnh để bón phân thường sẽ được đào dọc theo một bên, tạo thành bồn rộng khoảng 20cm, sâu từ 25 đến 30cm.
  • Sau khi bón phân vào rãnh xong, bà con cần tiến hành lấp đất kín lại.

Bài viết trên là toàn bộ 6 cách chăm sóc cà phê mới trồng quan trọng và cần thiết mà bà con nên áp dụng đầy đủ để đạt được hiệu quả, năng suất cao ở giai đoạn thu hoạch. Ngoài ra, nếu có mọi thắc mắc về cách chăm sóc các loại cây trồng khác hoặc cần tư vấn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… bà con hãy nhanh chóng liên hệ đến Việt Nông để được hỗ trợ tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *