Dừa là một loại cây trồng vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Thân cây thẳng và lớn có thể cao đến 30m. Dừa được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới. Cây dừa là loại cây rất dễ nhận biết bởi hình thái bên ngoài. Bài viết dưới đây Việt Nông sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về 2 loại dừa xiêm và dừa sáp.
Cây dừa là loại cây chịu ánh sáng mạnh, không muốn cây khác che khuất ánh sáng, thích một khoảng đất rộng cao ráo đủ để sẵn sàng ra rễ, hút nước và chất dinh dưỡng để cung cấp lên ngọn, ra lá sum suê, để quang hợp cùng ánh sáng mặt trời giúp cây lớn lên và phát triển, cho trái có vị ngọt thanh.
Dừa xiêm có trồng được ở miền Bắc không?
Cây dừa xiêm( dừa dứa) là giống cây đã và đang được trồng nhiều trong các tình miền Nam và khu vực Tây Nguyên Nam Bộ. Cây cho nhiều trái, với nước ngọt và thanh, khi nói về năng xuất của cây thì có thể nói rằng đây là loại dừa cho năng xuất cao nhất trong tất cả các loại dừa mà chúng ta biết tới, đặc biệt là giống dừa lùn.
Không chỉ ở các tỉnh miền Tây, người nông dân an tâm trong việc thực hiện trồng giống dừa xiêm lùn. Mà tại khu vực miền Bắc và miền Trung nước ta, nhiều người dân cũng đã cải thiện được cuộc sống nhờ giống dừa này.
Xem thêm: thời vụ trồng dưa lê ở miền bắc
Ngày nay, trong sự thúc đẩy của việc phát triển nông nghiệp, người ta càng chú trọng hơn những giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có khả năng thích nghi với thời tiết, không kén đất và khí hậu. Do đó, nông dân miền Bắc đã lựa chọn giống dừa xiêm lùn là hướng đi tốt nhất cho người dân ở khu vực này.
Đây là giống cây có nhiều ưu điểm, đặc biệt sức tiêu thụ của người tiêu dùng khá lớn do nhu cầu thị trường. Đồng thời cây cho năng suất cao và nước dừa phù hợp với khẩu vị người dùng. So với các giống dừa truyền thống thì đây là loại có nhiều ưu điểm hơn. Sau 3 năm cây đã có thể cho quả. Vì vậy, đây là giống dừa rất được “lòng” nhiều nông dân ở các tỉnh miền Bắc.
Tuy nhiên, để có được hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân nên chọn lựa giống tốt. Cây giống khỏe mạnh có các đặc điểm như xanh tốt, cổ thân to, không bị sâu bệnh và dị dạng, nhiều lá, lá màu xanh sậm, cao trên 20cm, và đặc biệt có đeo thẻ kiểm định chất lượng của đơn vị sản xuất.
Xem thêm: thời vụ trồng bí đỏ ở miền bắc
Kỹ thuật trồng dừa xiêm
- Thời vụ và mật độ trồng: Cây dừa xiêm có thể trồng quanh năm, tuy nhiên còn tùy thuộc vào khí hậu từng địa phương nên ta có thể trồng cây vào những tháng có lượng mưa nhiều để giảm thiểu công chăm sóc cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn.
- Chọn giống cây đạt chuẩn chất lượng: Ta nên vào khu vườn đã có trái sẵn, lựa chọn buồng dừa và cây tốt vì có rất nhiều loại dừa lai khác nhau. Quả đầu buồng thường nhiều trái hơn, cây có bộ lá phát triển, cuống ngắn, lá ngắn và rộng thì sẽ cho sản lượng quả cao hơn so.
- Kỹ thuật trồng dừa xiêm hiệu quả: Lựa chọn được trái dừa xiêm già để làm giống, ta nên để chúng ở trong bóng mát 1 khoảng thời gian khi cây bắt đầu mọc lên, ta nên tiến hành đào hố và bón lót trước đó khoảng 1 tháng trước khi xuống giống cây con. Bởi vì bộ rễ của cây phát triển khá là nhanh nên ta đào hố cách sâu 5m nhé.Sau khi trồng ta tiền hành lấy nước giữ ẩm cho cây, dừa xiêm có bộ rễ khỏe mạnh, nhưng khi chăm sóc bạn không nên để cây bị ngập nước quá lâu sẽ khiến cho bộ rễ của cây chậm phát triển, vì vậy vào mùa mưa cần có hệ thống thoát nước, tránh ngập úng cho cây.
- Cắt tỉa tán lá thường xuyên cho cây: Cây dừa xiêm là cây có bộ lá phát triển nhanh vì vậy với các bẹ lá to có nhiệm vụ bảo vệ buồng quả thì không nên tỉa quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây, chiếc lá cây vàng đi và khô thì ta nên cắt bỏ, còn trong trường hợp cây đang cho ra hoa và quả thì bạn không nên cắt tỉa nhé vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
- Bón phân cho cây: Để giúp cho cây dừa xiêm phát triển tốt, nên bón phân với khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây , mỗi lần bón ta bón khoảng 10kg/ gốc cây với phân chuồng hoai mục để giúp cây phát triển hơn, ngoài ra cần bổ sung thêm phân NPK để giúp cho bộ lá phát triển hơn.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Có rất nhiều loài bọ tấn công cây dừa, vì vậy nên có biện pháp phòng trừ. Các loài sâu bọ chủ yếu như: sâu đục thân, bọ đục rễ, đuôi dừa hại thân và một số bệnh nấm ở lá, thân và gốc khi cây còn nhỏ. Để có được biện pháp phòng ngừa tốt nhất bạn nên thường xuyên xới xáo đất trồng để giúp đất thông thoáng vào mùa mưa và bỏ đi cỏ dại, đặc biệt hạn chế đắp cỏ và các loài cây khác lên gốc cây vì sẽ làm cho các loài côn trùng khác hại cây.
Xem thêm: cây kiwi có trồng được ở việt nam
Kỹ thuật trồng dừa sáp
Dừa sáp là tên gọi thông dụng, ngoài ra còn được gọi là dừa kem và dừa đặc ruột. Tên gọi cũng đã thể hiện rõ đặc điểm của loại dừa này với phần cơm dừa dày, đặc ruột, dẻo và hương vị béo mềm hơn so với dừa thường.
Đối với cách chăm sóc giống cây này không quá phức tạp song cần tuân thủ một cách đầy đủ.
- Tưới nước: tưới nước đều đặn khoảng 1 lần/ ngày. Bên cạnh đó lượng nước tưới cần cân đối với điều kiện thời tiết thực tế. Qua đó cây trồng có được quá trình sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
- Làm cỏ: việc làm cỏ cần thực hiện thường xuyên, quanh năm để giúp cây trồng có được không gian phát triển thoáng đãng, không bị tranh dinh dưỡng, cũng giảm thiểu nguy cơ bị sâu bệnh tấn công. Bên cạnh đó nên kết hợp với xới gốc định kỳ trong năm để cây phát triển thuận lợi nhất.
- Phòng trừ sâu bệnh: dừa sáp chủ yếu chịu sự tác động của chuột cắn phá. Để phòng tránh thì việc rửa tán, cắt bẹ khô 2 lần/ năm cần được thực hiện đầy đủ.
Dừa sáp trồng được ở đâu?
Cây dừa sáp là một đặc sản chỉ có ở Trà Vinh. Chính vì không thể nhân giống ở nhiều khu vực khác nên tính đặc trưng đó cũng là một trong những điều kiện khiến giá thành dừa sáp khá đắt.
Lời kết
Bài viết trên đây là tất cả các thông tin của cây dừa xiêm, dừa sáp và giải đáp câu hỏi “Cây dừa xiêm, dừa sáp trồng được ở đâu?” mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu về những loại cây này.