Hiện tượng sâu đục thân đang là vấn đề gây nhức nhối đối với người nông dân từ trước đến nay vì chúng có khả năng gây hại rất lớn đến cây trồng và từ đó có thể làm giảm năng suất lao động. Biết vậy nhưng vẫn còn rất nhiều bạn còn đang lo lắng và băn khoăn có những loại sâu đục thân nào và cách phòng trừ nào có hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây của Việt Nông sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn và giúp bạn giải quyết được những lỗi lo đang gặp phải.
Sâu đục thân là gì?
Sâu đục thân được biết đến là các loại côn trùng có thể gây hại cho cây trồng bằng cách đục và thân cây, cành hoặc gốc. Sâu đục thân sẽ gây hại nghiêm trọng đối với nông nghiệp đặc biệt là đối với những cây ăn quả và cây công nghiệp.
Đối tượng mặc sâu đục thân thường xuyên nhằm tới đó là các cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi và các loại cây công nghiệp như lộc vừng, cao su, điều,…
Cơ chế gây hại của sâu độc thân
- Khi cây còn nhỏ thì sâu đục thân sẽ đục vào nõn của cây làm gãy hoặc chết đỉnh sinh trưởng. Đến khi cây trưởng thành từ 2 đến 10 tuổi, sâu đục thân sẽ có nhiệm vụ gây cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây và khiến cây dễ đổ khi gặp mưa bão
- Cây bị đục sẽ có chức năng sinh trưởng kém, cây còi cọc, quả nhỏ và dễ bị rụng
- Sâu đục thân sẽ được bắt đầu từ vỏ sau đó sẽ tiến dần vào trong thân cây tạo thành các đường đục. Sâu đục thân sẽ đục những đường có hướng về phía gốc cây và khi đục xong thì cây sẽ có những mùn cưa hai được gọi là phân sâu thải ra ngoài phía thân cây.
- Đối với trường hợp sâu đục thân đục ở gốc cây thì sẽ tạo thành vòng tròn bao quanh gốc với vị trí sát trên mặt đất. Khi bị hại thì gốc cây sẽ ngày càng bị rỗng và sẽ làm cho cây chết.
Các loại sâu đục thân
Sâu đục thân bướm hai chấm
Sâu đục thân bướm hai chấm sẽ gây hại cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Loại sau này sẽ thích hợp trong điều kiện ẩm nóng và có nhiệt độ cao. Gì vậy ở miền Nam và miền Trung thì sâu đục thân bướm hai chấm có thể gây hại trong tất cả các mùa vụ, đặc biệt là đối với vụ lúa.
Xem thêm: thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa
Trong 1 năm, sâu đục thân bướm sẽ có 6-7 lứa và lứa thứ 2 và lứa thứ 5 sẽ làm bông lúa bị bạc.
Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu
Sâu đục thân 5 vạch đầu lâu hết có tên gọi khoa học là Chilo suppressalis Walker.
Sâu đục thân 5 vạch sẽ thường phát sinh nhiều ở những nơi có nhiệt độ thấp, ít xảy ra mưa bão, lũ lụt. Loại sau này sẽ làm hại cho cây trồng đang trong giai đoạn ra hoa kết trái, đặc biệt đối với cây thì sẽ làm hại trong giai đoạn lúa đang trổ bông.
Sâu đục thân 5 vạch đầu đen
Sâu đục thân 5 vạch đầu đen hai có tên gọi khoa học là Chilo polychrysus Meyrich.
Sâu đục thân 5 vạch đầu đen sẽ gây hại nặng đối với những vụ lúa xuân sớm, loại sau này thường phát sinh ở nơi rậm rạp và nhiều nước.
Loại sâu này thường có tính hướng sáng, thường xuyên hoạt động về đêm, trong một đêm thì chúng có thể bắt đầu đẻ trứng. Một con cái có thể đẻ tới 480 quả trứng trong vòng 3 ngày. Trong vòng 15 sâu đục thân 5 vạch màu đen sẽ sẽ đẻ 6 lứa, với điều kiện nhiệt độ nóng ẩm và mưa nhiều thì sâu này sẽ phát triển rất mạnh.
Có thể bạn quan tâm: thuốc trị sâu đục thân cây mai
Những cách phòng trừ sâu đục thân hiệu quả
- Các bạn có thể sử dụng loại giống chống chịu và có chức năng phòng ngừa các loại sâu đục thân.
- Sắp xếp và bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý
- Sau khi thu hoạch mùa vụ, các bạn hãy tiến hành cày lật gốc, đem phơi gốc hoặc ngâm nước để có thể tiêu diệt sâu bệnh.
- Có thể ngắt cành bị sâu bệnh, những cảnh bị sâu đẻ trứng, làm bẫy để bắt bướm.
- Thường xuyên đến đồng ruộng để kiểm tra và dự báo chính xác lứa sâu hại
- Sử dụng những loại thuốc phòng trừ hóa học hoặc sinh học để có thể trừ được các loại sâu đục thân.
- Sử dụng thuốc trừ sâu đục thân khi thấy có các dấu hiệu trên
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin hữu ích để giúp các bạn có thể trả lời được câu hỏi các loại sâu đục thân và cách phòng trừ hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được sâu đục thân là gì, có những loại sâu đục thân nào và đặc điểm của từng loại sâu này. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp cho các bạn cách phòng ngừa sâu đục thân phát triển mạnh để từ đó có thể giúp tăng năng suất cây trồng. Các bạn hãy theo dõi chúng mình để tìm hiểu thêm về những thông tin mới và bổ ích trong bài tiếp theo nhé!