Antracol là thuốc diệt nấm bệnh phổ rộng, dạng bột thấm nước, có độ phủ tốt và có độ bám dính cao. Vậy Antracol phun lúa thời điểm nào? Liều lượng sử dụng thuốc Antracol ra sao? Cùng Việt Nông tìm hiểu kĩ hơn về Antracol qua bài viết dưới đây nhé.
Thông tin cơ bản của Antracol
Đây là thuốc trừ nấm bệnh tiếp xúc, có tác động đa điểm lên tế bào của nấm gây bệnh vì vậy nấm rất khó kháng thuốc đồng thời thuốc có tác dụng bảo vệ cây trồng ví như người chiến binh ngày xưa mặc bộ áo giáp kẽm.
Nhờ có vi lượng kẽm dễ tiêu bổ sung nên thuốc Antracol 70WP có tác dụng kích thích mạnh sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa (kể cả cây trồng khác) dẫn đến làm lá lúa xanh hơn, cứng cây, bộ lá thẳng đứng cho
đến khi cây lúa trỗ, đồng thời làm tăng khả năng chống chịu tất cả các bệnh. Đặc biệt thuốc này kích thích bộ rễ cây lúa phát triển rất mạnh, rễ nhiều hơn, dài hơn do đó khắc phục tốt bệnh vàng lá – thối rễ lúa.
Công dụng của Antracol
Trong 1kg Antracol chứa 150g kẽm tinh khiết cho cây giúp lá xanh khỏe, thẳng đứng và sạch bệnh.
- Antracol là thuốc trừ bệnh phổ rộng, dạng bột thấm nước, với độ phủ tốt và bám dính cao trên bề mặt lá khi phun, có chứa kẽm Zinc giúp lá thẳng đứng và quang hợp tốt hơn, giúp cây phát triển xanh tốt, tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.
- Thuốc trừ nấm bệnh dạng tiếp xúc, có tác động đa điểm lên tế bào của nấm gây bệnh, vì vậy nấm rất khó kháng thuốc. Đồng thời thuốc có tác dụng tạo áo giáp kẽm bảo vệ cây trồng.
- Nhờ bổ sung vi lượng kẽm dễ tiêu nên thuốc Antracol 70WP có tác dụng kích thích mạnh sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Giúp lá xanh, cứng cây, bộ lá thẳng, đồng thời làm tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
- Đặc biệt thuốc này kích thích bộ rễ cây phát triển rất mạnh, ra rễ nhiều hơn, dài hơn do đó khắc phục tốt bệnh vàng lá – thối rễ.
- Thuốc có tác dụng tốt trên nhiều loại cây trồng và nhiều đối tượng bệnh hại. Đặc biệt, thuốc có hiệu quả cao trên bệnh thán thư và an toàn cho bông.
Xem thêm: thuốc giúp lúa vào gạo nhanh
Cơ chế hoạt động của Antracol
Antracol 70 WP là thuốc trừ bệnh nấm phổ rộng với thành phần hoạt chất là Propineb và hàm lượng kẽm (Zn) dễ tiêu tinh khiết. Thuốc phòng trừ bệnh phổ rộng, dạng bột thấm nước, có độ phủ tốt và có độ bám dính cao trên bề mặt lá khi phun, còn cung cấp vi lượng kẽm(Zn++) cho cây trồng giúp phát triển xanh tốt, tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.
Quy trình phòng trừ các bệnh nấm hại lúa khi dùng Antracol
Quy trình phòng trừ các bệnh nấm hại lúa suốt cả vụ có thể thực hiện đơn giản, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Phun Trị Nấm Cây Trồng Antracol 70wp Gói 100g (khoảng thời gian 15-20 ngày ) để phòng trừ các bệnh vàng lá, đạo ôn, khô vằn… đồng thời có tác dụng dưỡng lá, nuôi đòng.
- Giai đoạn 2: Phun thuốc như trên (khoảng thời gian 50-70 ngày sau khi gieo) để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt… đồng thời có tác dụng giúp cây lúa trỗ đều, dưỡng hạt.
Như vậy trong điều kiện thời tiết không quá biến đổi, chỉ cần Antracol 70WP có thể bảo vệ cây suốt cả vụ, làm giảm chi phí, tăng năng suất thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Liều lượng sử dụng thuốc Antracol
Antracol phun lúa thời điểm nào?
Kết hợp pha chung với thuốc trừ sâu Selecron 500EC của Syngenta Thụy Sỹ, hoặc Karate 2.5EC của Syngenta Thụy Sỹ để tiết kiệm công lao động (thuốc sâu sử dụng theo liều hướng dẫn): Phun ướt 320 – 800 l/ ha.
Thời gian cách ly: Ngừng xử dụng huốc trước khi thu hoạch đối với thanh long 5 ngày, cây trồng khác 7 ngày.
Bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Để xa tầm tay trẻ, nguồn thực phẩm, nguồn nước.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Antracol
- Mặc đồ bảo hộ lao động khi phun hóa chất.
- Không ăn uống và hút thuốc khi pha chế và phun hóa chất.
- Tránh hít phải hơi hóa chất.
- Không đổ hóa chất thừa làm ô nhiễm nguồn nước, ao hồ.
- Nếu dính da: rửa với thật nhiều nước và xà phòng.
- Nếu dính mắt: rửa với vòi nước chảy trong vòng 10-15 phút.
- Nếu nuốt: phải đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất kèm theo nhãn sản phẩm.
- Độc đối với sinh vật thủy sinh.
Xem thêm: bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất
Lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV
Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng: Khác với bệnh hại cây trồng, sâu hại là những đối tượng sinh vật bằng mắt thường có thể nhìn rõ nên ta biết khi chúng xuất hiện trên ruộng đồng, mật độ nhiều hay ít, nông dân có thể đếm được.
Chính vì vậy, nguyên tắc đúng là phải trừ sâu khi đến ngưỡng (là mức sâu ở mật độ đó làm sụt giảm năng suất cây trồng). Không phòng sâu hay cứ nhìn thấy có sâu là phun hoặc khi sâu gây hại xong rồi lại đi phun thuốc quá muộn lúc sâu đẫy sức hay đã vào nhộng.
Ví dụ: Đối với loài sâu tơ gây hại cây họ hoa thập tự thì ngưỡng phun trừ thuốc phải là 20 con/m2 khi cây còn nhỏ. Đối với cây đã lớn, ngưỡng phòng trừ là 30 con/m2.
Thời điểm trừ sâu, sâu dễ chết nhất: Đó là lúc sâu non tuổi còn nhỏ (sâu mới nở) nên không có khả năng kháng thuốc. Muốn biết được đúng thời điểm này, việc làm cần thiết là thăm đồng theo dõi bướm. Đa số các loài sâu thì bướm vũ hóa và đẻ trứng 2 – 3 ngày, pha trứng thường kéo dài từ 6 – 10 ngày.
Cần theo dõi bướm vũ hóa tập trung vào những ngày nào để tính toán thời điểm trứng nở thành sâu non tuổi 1. Lúc phun sâu ở giai đoạn này hầu như không nhìn thấy sâu non hoặc nhìn thấy thì rất khó đếm được. Vì vậy, khi điều tra pha bướm cần phải biết được mật độ bướm trung bình có bao nhiêu con/m2. Đồng thời, biết rõ loài bướm sâu này đẻ trung bình được bao nhiêu trứng mỗi con cái, để từ đó ước lượng, dự đoán được lượng sâu non/m2. Muốn làm được điều này bà con cần tham gia đầy đủ các buổi học nghề về trồng trọt ở địa phương tổ chức.
Vì thế, khi hòa thuốc sâu vào bình để phun không nên trộn 2 thứ dung môi trên. Chỉ sử dụng rượu trong trường hợp hòa thuốc Dipterex để trừ bọ xít. Vì thuốc này rất khó tan trong nước nếu hòa đơn lẻ thuốc. Muốn thuốc tan nhanh hơn nên hòa thuốc vào khoảng 1 lít nước trước rồi đổ khoảng 20 mm rượu trắng vào dung dịch thuốc đã hòa khuấy tan đều rồi đỏ vào bình và cho thêm nước đến mức quy định.
Kết luận
Trên đây là thông tin cũng như liều lượng sử dụng thuốc Antracol mà chúng tôi đã tổng hợp lại, hy vọng thông tin hữu ích đến bạn. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ Nông nghiệp Việt Nông để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm: