Bọ Rầy – Đặc điểm và cách phòng ngừa hiệu quả cho cây trồng

Nhắc đến các con bọ xít luôn là loài động vật khiến cho bà con nông dân phải khiếp sợ về mức độ tàn phá của chúng. Trong đó bọ rầy – Một trong những loại côn trùng phổ biến và hay xuất hiện ở nước ta. Đây là vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng đến mùa màng. Cùng Việt Nông tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của chúng cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.

Đặc điểm chung về loài bọ rầy

Đây là một loại côn trùng có đặc điểm vòng đời khác biệt so với các loài khác. Khi chúng chỉ có hai giai đoạn từ ấu trùng (sùng đất) phát triển thành con bọ trưởng thành. Đặc điểm cơ thể của từng thời điểm của loài bọ này cụ thể như sau:

Đặc điểm bọ rầy khi là con ấu trùng

Khi còn là ấu trùng bọ rầy, ở giai đoạn này bà con nông dân hay gọi là con sùng đất. Với tên gọi phần nào nói lên tập tính của chúng thường sẽ dùng chân đào bới các khu vực gần rễ cây trồng.

Bọ rầy đẻ từ 15 – 17 trứng, có dạng hình tròn và kích thước tầm khoản 2 – 3 mm. Thông thường trứng sẽ được nằm sâu dưới đất và thời gian nở rơi vào từ 10 – 15 ngày. 

Khi trứng nở ra thường là những con ấu trùng sẽ có kich thước to bằng ngón tay út của một đứa trẻ. Hiện nay bọ rầy có nhiều màu sắc khác nhau như trắng ngà, màu vàng hoặc là màu trắng xanh. 

Đặc điểm cơ thể của sùng đất có 3 cặp chân, bạn có thể mường tượng về ngoại hình của chúng khá giống với con kiến. Thời gian mà chúng hóa thành con nhộng từ 280 – 300 ngày – Đây là loài côn trùng có kỷ lục chuyển đổi phát triển cơ thể lâu nhất trong những loại thuộc bộ họ cánh cứng.

Khi bọ rầy ở giai đoạn con ấu trùng thường để trong đất, dưới gốc rễ cây trồng

Đặc điểm bọ rầy khi thành con trưởng thành

Sau khi phá kén từ ấu trùng hòa thành nhộng hay còn được gọi là giai đoạn bọ rầy là con trưởng thành. Kích thước cơ thể to cỡ ngón tay cái của người lớn. Ở giai đoạn này, loài côn trùng đã hóa thành màu nâu như con gián. 

Lúc này, con bọ rầy trưởng thành đã hoàn chỉnh phần thân trở nên ngắn hơn và tròn. Nhìn tổng quát cơ thể như cánh, đầu hoặc bộ chân cứng cáp hơn. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu sinh học cho biết chính vì vòng đời của loại bọ xít này chỉ có 2 lần chuyển hóa cơ thể. Do vậy, tuổi thọ của chúng thường rất ngắn, cao nhất là 1 tháng.

Bọ rầy thường ăn gì nhất? Sống ở đâu?

Bọ rầy khi ở giai đoạn là con sùng đất đúng với tên gọi thức ăn chính là rễ cây trồng. Vì môi trường sống của nó nằm hoàn toàn dưới lớp đất. Thời điểm mà trứng nở sang ấu trùng là lúc chúng bắt đầu phá hoại rễ cây bằng cách gặm.

Nếu bà con nông dân không kịp phát hiện sùng đất thì theo thời gian cây trồng sẽ bị thối rễ và chết đi. Chính vì vậy, đây là điều phiền toái mà nhiều người trồng trọt phải sợ hãi sự phá hoại của ấu trùng bọ rầy.

Xem thêm: đặc điểm bọ xít

Khi bọ rầy cơ thể trưởng thành sức tàn phá gây hại cho cây trồng mạnh hơn

Khi bọ rầy chuyển sang giai đoạn con trưởng thành thì thức ăn chính của chúng chính là lá của các loại cây trồng hiện nay. Chẳng hạn như cây ăn quả, lương thực… Vì vậy dù loài côn trùng này ở dạng biến thể nào cũng đem lại phiền não cho bà con nông dân ngành trồng trọt.

Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho biết: Bọ rầy thường sống ở rễ và lá cây ăn quả là phổ biến. Cụ thể như là cây xoài, mít, ổi… Hiện nay, con số thống kê nơi xảy ra dịch bọ rầy nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây chuyên trồng cây hoa quả. Chặng hạn ở xã An Phú, An Cư, An Nông, thị trấn Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang và một số tỉnh lân cận như Kiên Giang, Bến Tre.

Cách phòng ngừa bọ rầy hiệu quả nhất

Để ngăn chặn sự tàn phá của bọ rầy, phòng ngừa hơn chữa bệnh. Do đó, bà con nông dân nên chú tâm làm sạch môi trường sống của cây trồng để hạn chế tạo điều kiện cho loài côn trùng này sinh sống và phát triển.

Bằng cách mỗi ngày người dẫn hãy dọn dẹp vườn cây trồng, loại bỏ các xác thực vật chết. Vì một khi môi trường đất ô nhiễm dễ thu hút sự tấn công của bọ rầy đến và đẻ trứng.

Để phòng ngừa bọ rầy bà con nên chú trọng đến khâu làm đất

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt chia sẻ cách phòng ngừa bọ rầy hiệu quả nhất ở giai đoạn làm đất. Cách tốt nhất, bạn nên trộn thêm vôi một liều lượng vừa phải vào trong đất. 

Vì trong thành phần của bôi có chất tác dụng khử trùng, tiêu diệt các mầm bệnh hoặc ấu trùng trong đất. Lưu ý bà con chỉ nên sử dụng một ít vôi và không nên lạm dụng sẽ làm tăng độ pH cho đất. Từ đó cây trồng dễ rơi vào tình trạng bị ngộ độc.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp đọc giả nắm toàn bộ thông tin về đặc điểm của bọ rầy và cách gây hại của chúng đối với các loại cây trồng. Bên cạnh đó chúng tôi có đưa ra phương pháp phòng ngừa loài côn trùng này rất bổ ích cho người trồng trọt. Hãy theo dõi kênh thông tin của Việt Nông để biết thêm nhiều kiến thức hay nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *