Chắc các bạn cũng biết húng quế là một loại cây mang lại vị thơm lạ. Thông thường cây húng quế được kết hợp với các các loại rau khác sau đó được ăn kèm với thịt luộc và cũng có thể được làm trang trí hay kết hợp với cách loại đồ uống, tráng miệng khác. Vì là gia vị không thể thiếu trong các món ăn gia đình, và đặc biệt chúng khá dễ trồng nên nhiều bà con tự trồng rau húng quế tại nhà.
Tuy là loại rau dễ trồng nhưng húng quế cũng hay bị bệnh, nhất là bệnh vàng lá. Vậy nguyên nhân khiến húng quế bị vàng lá là gì và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Việt Nông tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cây húng quế
Cây húng quế là cây gì?
Húng quế có tên khoa học của húng quế là Ocimum basilicum, thuộc họ hoa môi Lamiaceae và thường có những tên gọi thân thuộc như: É quế, rau é, hương thái,…Đây là một dạng cây thân thảo, sinh sống hàng năm, trên thân nhẵn và đôi khi có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc và cây cao khoảng 50-60cm.
Cây húng quế được trồng rộng rãi, nhiều nhất là ở các nước nhiệt đới, chúng được dùng để làm gia vị, nước uống giải khát và các bài thuốc Đông y. Đặc điểm của húng quế là lá cây mọc đối có cuống, phiến thuôn dài, có cây màu tím đen rất nhạt hoặc màu xanh lục. Húng quế có hoa nhỏ màu trắng hoặc hơi tía, mọc phân nhánh. Quả chứa hạt màu đen bóng. Thành phần chủ yếu được tìm thấy trong húng quế đó là tinh dầu, có hàm lượng lớn nhất là khi cây đã ra hoa.
Húng quế có tác dụng gì?
Rau húng quế có vị cay, tính ấm nên mang đến những tác dụng sau như: Hạt húng quế có tác dụng chống táo bón. Cho từ 6-12g hạt vào nước thường hay nước đường, đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống sẽ trị được táo bón vô cùng hiệu quả.
Với những trường hợp bị phát sốt do cảm cúm, cảm lạnh, bạn cũng có thể sử dụng lá húng để lấy nước uống. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy húng quế là thành phần của một số thuốc ho và long đờm, với công dụng giúp làm giảm ho rõ rệt và tống đờm ra khỏi đường hô hấp. Để trị ho bằng cách này, bạn có thể cho vài lá húng quế vào ấm nước, đun sôi khoảng 5 đến 10 phút, cho thêm ít muối và dùng khi ấm.
Ngoài ra, có thể dùng dung dịch này để súc miệng và họng giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau họng hiệu quả.
Bên cạnh đó lá húng quế còn sở hữu được một lượng lớn các chất chống oxy hóa, góp phần bảo vệ các tế bào của cơ thể. Chất này đã được chứng minh có tác dụng trong việc bảo vệ nhiễm sắc thể và cấu trúc tế bào khỏi bị tổn thương. Ngoài ra, trong các loại thuốc giảm đau do viêm khớp còn có thành phần có tên etanol được có trong tinh dầu húng sẽ mang lại nhiều tác dụng như giảm các triệu chứng sưng đau,…
5 lý do cây rau húng quế bị vàng lá do nấm
- Đầu tiên nói đến cây húng quế bị vàng lá do nấm là điều kiện sống Nhiệt độ lạnh là một lý do khác cho lá húng quế màu vàng. Basil thích temps ban ngày trên 70 F. (21 C.). Nhiệt độ ban đêm nên trên 50 F. (10 C.) Thiếu ánh nắng mặt trời là một nguyên nhân phổ biến khá.
- Thứ hai là do nguồn nước bị nhiễm khuẩn và tưới nước không đúng cách gây thối rễ, kết quả của quá nhiều nước, là một trong những lý do phổ biến nhất cho lá vàng trên cây húng quế
- Thứ ba cây húng quế có thể bị một số bệnh nấm có thể gây ra lá vàng trên cây húng quế, sương mai là một trong những bệnh phổ biến nhất, thông thường là do bị lây từ các cây khác.
- Thứ tư những loài gây hại nhỏ, sống trong đất có thể gây ra lá húng quế màu vàng và những vết nhỏ trên rễ, là do các cây cỏ hại xung quanh hút hết các chất dinh dưỡng có trong cây.
- Cuối cùng là thiếu chất dinh dưỡng nên cây cũng trở nên vàng lá, bạn cầy bổ sung thêm phân đạm để cây có thể phát triển tốt hơn.
Cách khắc phục cây rau húng quế bị vàng lá do nấm
Thông thường việc đầu tiên khắc phục cây rau húng quế bạn nên điều trị các cây lân cận cũng như đất trong vườn. Sau đó khi đất quá khô bạn cần tưới nước theo lún, còn nếu bị đất bị úng nước thì bạn nên đào xới một ít đất lên gốc để kích thích bộ rễ mới.
Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên bón phân và những loại phân có chứa phốt pho hay nitơ. Nếu vấn đề đang xảy ra, bạn nên sử dụng chất kích thích tăng trưởng.
Trong vườn, khu vực bóng râm sẽ phải được dọn sạch. Bệnh hạ thân nhiệt và tổn thương bộ rễ được xử lý bằng bón phân, vun xới bụi rậm, tưới ẩm cho đất bằng dung dịch thuốc tím.
Để ý nếu thấy cây húng quế mọc lên và ngay lập tức rụng xuống, và có thể nhìn thấy những đốm đen ở phần gốc thì có nghĩa là cây đã bị bệnh hắc lào. Trong trường hợp này, đất được rắc tro và để khô. Đất và cây được xử lý bằng thuốc diệt nấm ngay lập tức để tránh tình trạng lây lan sang các cây bên cạnh khác.
Qua viết này Việt Nông hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cho việc chăm sóc cây rau húng quế bị vàng lá cũng như cách xử lý bệnh triệt để, giúp cây phát triển xanh tốt. Nếu còn thắc mắc gì về cách trồng, chăm sóc rau húng quế, hãy liên hệ Việt Nông để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Có thể bạn quan tâm: