Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl là gì? Hiện nay trên thị trường chất này có được phép lưu hành hay không? Sử dụng hoạt chất này có trong các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ sâu có độc hại cao không? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này thì hãy cùng tìm giải đáp trong bài viết sau của Việt Nông nhé.
Hoạt chất trừ sâu Chlorpyrifos Ethyl là gì?
Chlorpyrifos Ethyl là một hoạt chất trừ sâu có gốc là Organophosphate. Chất này được hình thành từ nhiều tinh thể có dạng màu trắng hoặc không màu, sử dụng trong nông nghiệp để diệt trừ các loại sâu bệnh. Khi mở ra phun thì thuốc có mùi hơi nồng gắt na ná mùi tỏi.
Trên thực tế cũng đã có chứng minh về việc sử dụng hoạt chất này có thể tiêu diệt, kiểm soát nhiều loại sâu bệnh hại mùa màng. Đồng thời còn diệt được cả một số loại côn trùng gây hại như mối, muỗi, giun.
Chất Chlorpyrifos đã được đăng ký sử dụng lần đầu là thuốc diệt côn trùng vào năm 1965. Sau đó thì Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) thực hiện việc đăng ký lại vào năm 2006.
Hoạt chất này diệt trừ nhiều nhóm sâu ăn lá, côn trùng chích hút dinh dưỡng của nhiều giống cây trồng, rau màu, ngô, khoai, sắn… Hoạt chất khó bay hơi khi có nhiệt độ cao và cũng không ảnh hưởng quá xấu tới không khí. Vốn thuộc nhóm lân hữu cơ cho nên chất này cũng đã từng được cho vào sử dụng trong khá nhiều thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật.
Thuốc chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl có độc không?
Có, chất Chlorpyrifos Ethyl có chứa chất độc hại ở mức độ nhất định. Có tác dụng tiếp xúc gây độc, xông hơi, ức chế hoạt động của enzym acetylcholinesterase ở trong tế bào thần kinh của các loài sâu, côn trùng gây hại. Các loại thuốc sử dụng hoạt chất này diệt côn trùng chích hút khiến chúng bị hỏng hệ thần kinh và tử vong. Độc tính của chất này được quyết định bởi nhóm lân hữu cơ độc ở phân tử nối với pyridin.
Với độc tính nhiều cho nên Chlorpyrifos Ethyl cũng là hoạt chất đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành quyết định loại bỏ sử dụng trong nhiều sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể từ năm 2019 tới chậm nhất là tới năm 2021 là dừng sản phẩm có chứa chất này.
Bởi vì hiệu quả tiêu diệt sâu, côn trùng tốt nhưng lại có thể gây ảnh hưởng cho môi trường xung quanh. Do vậy bà con nông dân khi lựa chọn sản phẩm thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng lưu ý loại hoạt chất này để tránh gây hại tới xung quanh. Phải hiểu rõ và lường trước được các nguy hại khi sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất này trên diện rộng.
Cơ chế hoạt động của hoạt chất Chlorpyrifos ra sao?
Chlorpyrifos Ethyl có cơ chế hoạt động bằng việc chặn đi enzyme kiểm soát các tín hiệu di chuyển qua lại giữa các tế bào hệ thần kinh. Lúc enzyme bị chặn cũng là lúc hệ thống thần kinh không thể gửi được tín hiệu đi được. Làm cho cơ thể gặp bất thường, tê liệt cơ thể nhanh chóng và côn trùng, sâu bệnh sẽ tử vong. Hoạt chất này làm hại cơ thể côn trùng trong thời gian ngắn.
Tiếp xúc ngắn với Chlorpyrifos có triệu chứng gì?
Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl khi tiếp xúc với cơ thể con người, vật nuôi và động vật khác sẽ có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên nó không quá độc hại dẫn tới tử vong như với côn trùng, sâu bệnh.
Nếu tiếp xúc ngắn với hoạt chất này khoảng vài phút thì con người, vật nuôi cũng có thể có triệu chứng bất thường. Cụ thể như bị chóng mặt, đau đầu, chảy nước mũi, chảy nước mắt, tăng lượng nước bọt, bị chảy nước dãi, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn,…
Nếu bị ngộ độc khi phát hiện ra thì phải nhanh chóng tới cơ sở y tế tiến hành xử lý lượng chất độc này. Tránh trường hợp để ngấm sâu hơn có thể gây mù mắt, rối loạn hệ thần kinh, hôn mê, co giật,…
FAQ về hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl
Về hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl có nhiều câu hỏi đặt ra sẽ được giải đáp thêm bên dưới đây:
1. Chlorpyrifos có gây ung thư?
Theo nghiên cứu y khoa thì hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl không có gây nên ung thư. Chất này có độc hại nhưng không phải gây nên hậu quả mắc căn bệnh nguy hiểm ở người.
2. Tiếp xúc mỗi ngày với Chlorpyrifos có sao không?
Nếu tiếp xúc thời gian dài với hoạt chất này thì với động vật sẽ bị yếu hoặc bị giảm khả năng hoạt động của cơ quan trong cơ thể. Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Còn với người thì khiến cho hệ thần kinh gặp vấn đề, mệt mỏi, sút cân và mắc thêm bệnh khác.
3. Chlorpyrifos ảnh hưởng gì tới môi trường?
Chlorpyrifos Ethyl xâm nhập vào trong đất phải mất nhiều thời gian để phá vỡ, làm ảnh hưởng tới nhiệt độ và độ pH của đất kém đi. Khi đi vào nước thì chất này cũng có thể làm hại nhiều loài thủy sinh.
Sau khi tham khảo toàn bộ nội dung của bài viết thì bạn đã hiểu rõ về hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl là gì rồi phải không. Nếu bạn muốn tham khảo thuốc trừ sâu an toàn, hiệu quả thì hãy liên hệ với Công ty Nông Nghiệp Việt Nông để được tư vấn và giới thiệu sản phẩm đang được cấp chứng nhận lưu hành công khai trên thị trường.