Giai đoạn lúa đẻ nhánh và trổ đòng thường xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa trên diện rộng. Để hiểu hơn về loại sâu này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm trong việc nhận biết dấu hiệu sâu xuất hiện. Qua đó có biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá lúa loại nhỏ hại lúa hiệu quả.
Sâu cuốn lá nhỏ là gì?
- Sâu cuốn lá nhỏ có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis, thuộc họ Ngài sáng – Pyralidae, bộ Cánh vảy – Lepidoptera. Sâu cuốn lá chính là tác nhân chính khiến cho lúa bị lép hạt, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa và thu nhập của người nông dân.
- Sâu cuốn lá thường ẩn náu bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc tạo thành ống và gây hại cho lá lúa. Chúng ăn hết phần màu xanh của lá khiến lá lúa bị mất chất diệp lục, quang hợp bị ảnh hưởng dẫn đến việc sinh trưởng phát triển kém.
- Khi lúa trổ đòng bị sâu cuốn lá lúa loại nhỏ gây hại sẽ khiến hạt thóc bị lép.
Phân biệt các loại sâu cuốn lá
Sâu cuốn lá gồm có 2 loại bao gồm: sâu cuốn lá loại nhỏ và sâu cuốn lá lớn. Mỗi loại sâu đều có những đặc điểm riêng chẳng hạn:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tập tính của sâu cuốn lá loại nhỏ là cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, ẩn náu trong đó để gặm khiến lá lúa có màu trắng bạc. Nếu không nhận biết và xử lý kịp thời lúa bị nặng sẽ trở nên xơ xác, kém phát triển dẫn đến năng suất giảm sút khi đến thời điểm thu hoạch.
- Sâu cuốn lá lớn: Khác với sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, loại này thường ăn mép lá hoặc cắn hết đầu lá. Chúng thường phá hoại thành từng nhóm, mật độ ăn cao có thể cắn trụi lá khiến sự sinh trưởng của lúa bị ảnh hưởng, giảm năng suất.
Xem thêm: cách pha chế thuốc trừ sâu sinh học
Đặc điểm của sâu cuốn lá nhỏ
Để có thể phân tích được quá trình gây hại lúa của sâu cuốn lá lúa nhỏ, chúng ta cần phải nắm được tập quán sinh sống, cụ thể như sau:
Giai đoạn bướm
- Khoảng thời gian từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau là lúc bướm hóa vũ về đêm. Còn ban ngày chúng nấp trong khóm lúa hoặc bụi cỏ dại.
- Vào ban đêm sẽ diễn ra hoạt động kết đôi và đẻ trứng.
- Bướm cái có đặc điểm dễ bị thu hút bởi ánh sáng đèn và thường xuyên đẻ trứng ở lá mạ có màu xanh đậm, gần bờ mương hoặc khu vực gần nhà.
Giai đoạn phát triển thành sâu
- Sau nôn thường bò đến các lá già và nhả tơ ở hai bên mép lá lúa. Khi gặp không khí, những sợi tơ này sẽ kéo hai mép lá lại và sâu cuốn lá lúa ẩn mình trong đó.
- Về sâu cuốn lá hại lúa khi trưởng thành có thể ăn từ 2 đến 5 lá một ngày và khả năng nhả tơ gộp lá lúa nhiều hơn từ 2 đến 5 lá.
- Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ thường di chuyển vào buổi chiều, đặc biệt là khi thời tiết mưa hoặc râm mát.
- Sâu cuốn lá có thể chui ra khỏi ống để tìm vị trí khác hóa nhông hoặc ngay tại nơi chúng sinh sống.
Có thể bạn quan tâm: phun thuốc đậu quả khi nào
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sau khi tìm hiểu và nắm được tập quán sinh sống cũng như mức độ nguy hiểm của sâu cuốn lá nhỏ gây ra, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến người nông dân một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá loại nhỏ hại lúa.
Biện pháp canh tác
Người nông dân nên xới đất, loại bỏ cỏ dại, điều chỉnh mật độ cấy cho phù hợp để hạn chế cỏ dại và trứng, ấu trùng trong đất. Lúa cũng cần được bón phân dinh dưỡng ngay từ đầu, bón phân cân đối, hợp lý để tạo điều kiện cho cây khỏe mạnh, hạn chế thiệt hại do do sâu cuốn lá lúa loại nhỏ gây ra.
Biện pháp sinh học
Đây là việc sử dụng thiên địch của sâu cuốn lá là ong mắt đỏ (Trichogramma spp), bọ cánh cứng ăn ấu trùng, nhện, chuồn chuồn ăn bướm, nấm, vi rút,… để diệt trừ sâu cuốn lá gây hại.
Biện pháp hóa học
Đối với trường hợp sâu cuốn lá lúa loại nhỏ đã sinh trưởng mạnh, mật độ dày, dễ hình thành dịch bệnh cần sử dụng các loại thuốc đặc trị để có kết quả tốt nhất. Có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, nhưng bạn nên ưu tiên các loại thuốc sinh học và phun thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nếu lúa đang phát triển (trong vòng 30 ngày kể từ ngày gieo sạ) và xuất hiện sâu cuốn lá ở mức độ thấp thì cần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để không gây hại đến thiên địch, làm mất cân bằng hệ sinh thái, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Nếu thấy bướm rầm rộ xuất hiện trên cánh đồng thì sau 5-10 ngày sâu non mới nở ở tuổi tuổi thứ nhất. Đây là thời điểm tốt nhất để phun thuốc, vì sâu non rất dễ bị tiêu diệt sau khi tiếp xúc với thuốc. Khi phun cần phun đều thuốc để thuốc tiếp xúc với cơ thể côn trùng nhằm đạt hiệu quả diệt trừ tốt nhất.
Xem thêm: thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất hiện nay
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được mức độ nguy hại của sâu cuốn lá nhỏ nếu không được tiêu diệt kịp thời sẽ khiến lúa sinh trưởng kém và ảnh hưởng năng suất thấp. Hy vọng với những biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa này sẽ giúp bà con xử lý triệt để vấn đề sâu gây bệnh, phá hoại mùa màng.