Hiện nay, khoai tây là một loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều nông hộ. Vì thế, có rất nhiều bà con quan tâm đến thời vụ và kỹ thuật trồng loại cây này làm sao để đạt năng suất cao nhất. Hôm nay, Việt Nông xin chia sẻ đến bà con thông tin về thời vụ trồng khoai tây ở miền Bắc cũng như kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Giới thiệu về cây khoai tây
Khoai tây là cây nông nghiệp ngắn ngày được trồng để lấy củ. Cây khoai tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, vào thế kỉ XVI được đưa đến châu Âu trong rồi sau đó được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là loại cây trồng đứng thứ tư sau lúa, lúa mì và ngô tính về mặt sản lượng tươi. Ở nước ta, cây khoai tây chủ yếu được trồng vào vụ đông ở những nơi có khí hậu lạnh như các tỉnh miền bắc hay ở Lâm Đông.
Cây khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum. Đây là một loại cây thân thảo thuộc họ Cà. Chiều cao của thân cây trưởng thành có thể đạt tới 50 cm. Cây có hệ thống rễ ngắn, hầu hết nằm cách mặt đất khoảng 60cm. Hoa của cây khoai tây có màu đỏ, hồng, trắng, tím hay xanh.
Hoa sẽ có vào cuối mùa sinh trưởng khoảng từ 3-4 tháng sau khi trồng. Cây khoa tây thích hợp trồng ở những vùng đất hơi chua, có khả năng thoát nước tốt và màu mỡ.
Xem thêm: thời vụ trồng cà chua ở miền bắc
Thời vụ trồng khoai tây ở miền Bắc
Cây khoai tây có yêu cầu khắt khe về nhiệt độ cho quá trình sinh trưởng và tạo củ. Cho nên, khi trồng cây khoai tây để lấy củ bà con phải tuân thủ chặt chẽ về thời vụ gieo trồng. Để xác định thời vụ trồng cây khoai tây ở miền Bắc, bà con cần căn cứ chủ yếu vào nhiệt độ thời tiết.
- Ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ khoai tây sẽ có 3 vụ trồng cơ bản:
- Vụ Đông Xuân sớm: Trồng cây vào đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng 12.
- Vụ chính: Trồng cây từ 15/10 đến 15/11 và thu hoạch vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 năm sau.
- Vụ Xuân: Trồng cây vào tháng 12 và thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.
- Ở các tỉnh vùng núi phía Bắc: thời vụ trồng khoai tây sẽ phụ thuộc vào địa hình.
- Những vùng có độ thấp hơn 1000m so với mặt nước biển thì sẽ trồng khoai tây vào vụ Thu Đông. Thời gian trồng từ đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1. Còn vụ Xuân thì sẽ trồng từ tháng 12 và thu hoạch vào cuối tháng 3.
- Những vùng núi có độ cao trên 1000m so với mặt nước biển thì sẽ trồng khoai tây vào vụ Thu Đông. Thời gian bắt đầu trồng là từ đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1. Còn vụ Xuân thì sẽ trồng từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 5.
Có thể bạn quan tâm: thời vụ trồng đu đủ ở miền bắc
Kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông
Chọn giống
Trên thị trường nước ta hiện nay, có rất nhiều giống khoai tây đang được trồng phổ biến như: Atlatic, Solana, Diamont, Marabel… Nhưng tốt nhất bà con nên trồng Solara và Marabel của Đức. Bởi vì, đây là 2 giống khoai tây này có thời gian sinh trưởng ngắn (không quá 90 ngày) nhưng lại cho năng suất cao, củ đạt chất lượng, thơm, dẻo, ngon…
Chuẩn bị và xử lý củ giống trước khi đem trồng
Để tiết kiệm giống, bà con có thể bổ đôi củ nếu củ giống to trên 40 gam. Khi bổ phải đảm bảo miếng củ giống nào cũng phải có mầm cây. Cần sát trùng dao bằng nước vôi trong hoặc nước xà phòng trong khi bổ giống.
Khi trồng các củ giống đã bổ thì bà con cần chú ý trồng vào một luống riêng. Mặt cắt thì bà con đặt nghiêng chứ không úp xuống dưới, phần củ nổi đặt trên mặt luống. Khi tưới nước, bà con chú ý tưới nước vừa đủ ẩm, tưới nhiều nước quá sẽ gây thối củ.
Làm đất
Vùng đất để trồng khoai tây, bà con tiến hành cày bừa kỹ, dọn sạch các loại cỏ dại và lên luống. Các luống có độ cao từ 20 đến 25cm, bà con có thể lên luống đôi rộng 1,2 m hoặc luống đơn rộng từ 80 đến 90 cm.
Xem thêm: thời vụ trồng dưa chuột miền bắc
Mật độ trồng
Muốn cây khoai tây cho nhiều củ to thì khi trồng bà con cần đảm bảo số thân chính sẽ dao động trong khoảng 16 đến 20 thân chính/m2. Tức là tương đương từ 4 đến 5 hốc/m2, trong khoảng từ 40 đến 45 kg giống/1 sào Bắc bộ.
Bón lót trước khi trồng
Trước khi trồng khoai tây, bà con sẽ tiến hành bón lót. Khi bón, bà con sử dụng phân chuồng hoai mục và lân, đạm, kali. Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào (360m2) theo tỉ lệ phân chuồng 400-500 kg, đạm urê từ 10 đến 12 kg, lân từ 15 đến 20 kg và Kali clorua từ 7 đến 8 kg.
Nếu trời không mưa và đất khô thì bà con bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và 30% đạm urê. Bà con lưu ý, không được đặt củ giống trực tiếp lên phân. Nếu trời mưa và đất ẩm ướt, bà con không được lót đạm ure.
Xem thêm: thời vụ trồng ớt ở miền bắc
Kết luận
Trên đây là những thông tin về thời vụ trồng khoai tây ở miền Bắc và kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông mà chúng tôi đã thu thập được. Hy vọng đó là những kiến thức hữu ích để mà con có thể tạo ra những vụ khoai tây bội thu.